Sử thi Mahabharata: Arjuna

Trận chiến Kurukshetra

Trước cuộc chiến một ngày, thần Krishna đã yêu cầu Arjuna phải hứa sẽ không sử dụng những thần khí mà chàng có trong cuộc chiến. Nếu chàng sử dụng những thần khí này thì cuộc chiến sẽ kết thúc trong một nốt nhạc, nhưng thần Krishna sẽ khiến phần lớn các chiến binh của nhà Pandava tử trận. Do đó, Arjuna đã chiến đấu mà không sử dụng những thần khí nguy hiểm như Pashupatastra, Vaishnavastra, Brahmashira-astra và Vajra astra.

Cuộc đối thoại với Krishna trước cuộc chiến và sự ra đời của Bhagavad Gita (Chí Tôn Ca)

Trận chiến cận kề, Arjuna cảm thấy hoài nghi, chàng không muốn tàn sát những người họ hàng, bạn bè, thầy dạy Drona và cả ông bác Bhishma mà chàng kính trọng. Vì thế, để cổ vũ chàng, Krishna đã giảng giải cho chàng nghe về ý nghĩa, tính bắt buộc và sự cần thiết của cuộc chiến. Đoạn đối thoại giàu tính triết học giữa hai người được gọi là Bhagavad Gita – Chí Tôn Ca hay Khúc ca của đấng chí tôn. Nó cũng là một trong số những kinh điển quan trọng của Hindu sau này.

Các trận chiến trong Kuruksetra

Arjuna đóng vai trò như một chiến minh mạnh của nhà Pandava, trong suốt 18 ngày của cuộc chiến, chàng đã đánh bại một loạt mãnh tướng của nhà Kaurava:

Hạ Bhishma: Dù có nhiều dị bản loại bỏ vai trò của người thanh niên Shikhadi (tức chị/anh/em vợ của Arjuna) song phần lớn đều thống nhất rằng Arjuna là người đã đánh bại lão tướng Bhishma vào ngày thứ 10 của cuộc chiến.

Giết Bhagadatta (13) vào ngày thứ 12.

Giết chết các vị vua Trigarta vào ngày thứ 17.

Giết Jayadratha (14) trả thù cho con trai vào ngày thứ 13: Arjuna đã thề sẽ lấy mạng Jayadratha trước hoàng hôn của ngày thứ 14, nếu không chàng sẽ tự thiêu. Vì thế, nhà Kaurava đã giấu Jayadratha rất kỹ với mưu đồ ép Arjuna tự sát. Tuy nhiên, thần Krishna đã sử dụng Chakra Sudarshana của mình để tạo ra một hoàng hôn giả, khiến quân Kaurava mất cảnh giác. Nhờ thế, Arjuna tìm được Jayadratha. Chàng kết liễu kẻ thù bằng thần khí Pashupatastra – được bắn ra từ thần cung Gandiva. Đầu của Jayadratha bay thẳng đến chỗ cha của hắn là hiền triết Vridhakshatra. Do trước đó, vị hiền triết này đã nguyền rằng ai khiến con trai mình rơi đầu xuống đất thì đầu sẽ bị bể nát thành 100 mảnh, nên khi đầu của Jayadratha bay vào lòng hiền triết. Ông ta đã đứng dậy vì sợ hãi, hành động này khiến cái đầu lăng xuống đất và đầu Vridhakshatra bị nổ tung thành 100 mảnh.

Kết liễu Karna vào ngày thứ 17 bằng thần khí Anjalikastra.

Cái chết

Dù chiến thắng trong cuộc chiến Kurukshetra, nhưng trong chuyến hành hương cuối cùng đến thiên giới cùng các anh em và người vợ Draupadi, Arjuna đã gục chết giữa đường. Yudhishthira đã giải thích rằng Arjuna không thể đến được thiên giới vì chàng quá tự tin vào tài nghệ của bản thân.

BONUS: Arjuna có một list dài các thần khí, nhưng vì nó quá dài nên mình sẽ giới thiệu trong bài viết khác.

Chú giải:

(13) Bhagadatta: Con trai của Narakasura – vị vua Asura huyền thoại, được cho là con trai của nữ thần đất mẹ Bhudevi và Varaha (hóa thân có hình dáng lợn rừng của Vishnu). Narkasura bị Krishna giết chết và Bhagadatta kế vị cha mình.

(14) Jayadratha là vua của vương quốc Sindhu, em rể của các hoàng tử Kaurava. Trước khi cuộc chiến Kurukshetra xảy ra, Jayadratha từng một lần bắt cóc Draupadi nhưng không thành công và bị anh em Pandava trừng phạt. Tuy nhiên, Draupadi và Yudhishthira đã tha chết cho Jayadratha. Vào ngày thứ 13 của cuộc chiến, quân sư Drona của nhà Kaurava đã tung ra trận đồ Chakravyūha. Lúc này, Arjuna và Krishna trúng kế của Drona, bị giữ chân khi phải chiến đấu với quân đội của Trigata ở nơi khác, không thể hợp sức cùng các anh em của mình để phá giải trận đồ. Yudhishthira đành để Abhimanyu thay thế vị trí của chàng, nhà Pandava chỉ kịp dạy vương tử trẻ tuổi cách tiến vào trần đồ mà không dạy cách thoát ra. Vì thế, Abhimanyu đã phải chiến đấu đến chết khi bị các chiến binh nhà Kaurava bao vây. Cái chết của Abhimanyu đã khiến Arjuna nổi điên, chàng cho rằng Jayadratha phải chịu trách nhiệm vì chính Jayadratha đã sử dụng ân huệ của thần Shiva để giữ chân các chiến binh nhà Pandava trong trận đồ.

Trang: 1 2 3 4

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia