Thất hình đại tội: Lịch sử về bảy đại tội

Lịch sử về bảy tội ác lớn nhất của nhân loại

Thất hình đại tội – Bảy tội lỗi chết người, là một nhóm những tính cách trái đạo đức của con người được phân loại bởi nhà thờ Công Giáo. Theo danh sách phổ biến nhất, bảy tội lỗi này bao gồm Kiêu Ngạo, Tham Lam, Dâm Dục, Ghen Tỵ, Tham Ăn, Tức Giận và Lười Biếng, đồng thời hoàn toàn đối lập với Bảy Đức Hạnh của con người.

Thất hình đại tội có nguồn gốc từ vị tu sĩ Evagrius Ponticus, là người đã định nghĩa tám thói xấu cần phải loại bỏ. Học trò của Evegrius là John Cassian đã phổ biến về các tội lỗi này tới Châu Âu qua tác phẩm của mình. Nó sớm trở nên quen thuộc trong các nhà thờ Công giáo, xuất hiện trong các bài truyền giáo như The Parson Tale, thi ca như Luyện ngục của Dante (gồm bức vẽ miêu tả bảy tầng tội ở ngọn núi Luyện ngục, tượng trưng cho sự trừng phạt mà con người phải gánh chịu khi họ phạm phải tội lỗi đó).

Nhà thờ Công giáo sử dụng học thuyết về bảy tội lỗi này để ngăn con người khỏi sa ngã vào tà đạo. Người ta đặc biệt xem trọng tội Kiêu Ngạo (được xem như là bản chất của cái xấu) và Tham Lam, cả hai đều được xem như những tội lỗi không thể tha thứ. Để giáo huấn con người về bảy mối tội đầu, các bức tranh và điêu khắc ở nhà thờ Công giáo thường miêu tả chúng; điển hình như bức họa của Perter Brueghel về Bảy Tội Lỗi Chết Người.

Tiền kinh thánh.

Bảy mối tội đầu với cách hiểu thông thường không xuất hiện trong kinh thánh, tuy nhiên lại có ở những tài liệu mang tính tôn giáo trước đó. Chẳng hạn như trong cuốn sách Tục ngữ về Kinh Thánh (Book of Proverb 6:16-19), nhưng chỉ xuất hiện trong đoạn Masoretic (bản dịch của đoạn văn tự này bị thiếu mất đoạn đầu nên danh sách tội lỗi chỉ có năm).

Các tài liệu liên quan tới huyền thuật Solomon lại thường viết rằng, Chúa đặc biệt “căm ghét sáu tội lỗi dưới đây và điều thứ bảy là sự báng bổ với Ngài”:

(1) Vẻ ngoài tự phụ mà rỗng tuếch.
(2) Miệng lưỡi dối trá.
(3) Bàn tay nhuốm máu người vô tội.
(4) Trái tim đầy những điều tà ác.
(5) Đôi chân nhanh nhẹn khi chạy đi làm việc ác.
(6) Một nhân chứng giả tạo nói những lời dối trá.
(7) Kẻ gieo rắc bất hòa cho những người quanh hắn.

Trong Galatian (5:19-21) bao gồm nhiều hơn bảy tội lỗi trên và danh sách cũng dài hơn: ngoại tình, gian dâm, tâm hồn bẩn thỉu, sùng bái mê tín, dâm đãng, sử dụng tà thuật, căm hơn, gieo rắc bất hòa, ganh đua, gây xung đột, giận dữ, xúi giục làm điều ác, tôn thờ dị dáo, giết người, ghen tỵ, nghiện ngập… Vì tông đồ Paul nói rằng những người đã phạm các tội này “sẽ không được tới Vương quốc của Chúa” , nên những tội lỗi này thường được liệt kê như là những trọng tội của con người.

Vẫn còn một danh sách khác về các tội lỗi mà Chúa căm ghét nằm trong Khải Huyền. Danh sách này có tám mục, có bao gồm cả bảy tội mà chúng ta vẫn biết đến: “Những kẻ đáng sợ, kẻ không đáng tin, ghê tởm, kẻ giết người, dâm đãng, kẻ dùng tà thuật, sùng bái dị giáo, và mọi kẻ dối trá sẽ bị đày xuống một cái hồ chỉ có lửa và lưu huỳnh để chết lần thứ hai.”

Tiền Hy Lạp.

Dù bảy tội ác mà chúng ta biết đến không bắt nguồn từ Hy Lạp hay La Mã, vẫn có những khái niệm tương đương chúng. Trong Luân lý học Nicomachean của nhà triết học Aristotle – học trò của Plato, danh sách này liệt kê ra những đức hạnh tốt của con người. Aristotle cho rằng mỗi đức hạnh của con người lại kéo theo hai thói xấu tiêu cực khác. Ví dụ, như lòng dũng cảm, đây là một đức tính tốt của con người khi phải đối đầu trước hiểm họa. Sự dũng cảm thái quá lại dẫn đến liều lĩnh và thiếu suy nghĩ, còn thiếu dũng cảm lại biến con người thành kẻ hèn nhát. Một đức tính tốt thật sự được đặt giữa sự thái quá và thiếu hụt, đây là một ý niệm vàng của Aristotle. Danh sách của ông về các đức hạnh con người gồm lòng dũng cảm, tự chủ bản thân, rộng lượng, tâm hồn đẹp đẽ, kiên nhẫn trước sự giận dữ, thân thiện, dí dỏm và mở lòng.

Bảy mối tội đầu trong truyền thống.

Những khái niệm hiện đại về bảy tội lỗi chết người có liên quan đến thành quả của một vị tu sẽ thế kỷ thứ tư tên Evagrius Ponticus, người đã liệt kê ra tám tà ý trong tâm của con người dưới đây:

(1) Tham ăn (gluttony/gastrimargia)
(2) Dâm đãng (protitution,fornication/porneia)
(3) Tham lam (avarice/philagyria)
(4) Kiêu ngạo (pride/hyperēphania)
(5) Buồn bã/Ghen tỵ (envy/lype)
(6) Giận dữ (wrath/orge)
(7) Khoác lác (boasting/kenodoxia)
(8) Thất vọng, chán nản (dejection/akedia)

Những tội lỗi trên còn có thể được phân loại thành ba loại chính:

– Dâm đãng, thèm khát (gluttony, fornication, avarice)

– Tức giận (wrath)

– Tâm trí không trong sạch (vainglory, sorrow, pride, discouragement)

Giáo hoàng Gregory năm 590 SCN đã biến danh sách này trở nên phổ biến hơn nữa. Ông đã kết hợp một số tội lỗi có tính chất gần giống nhau lại; tạo ra danh sách bảy tội lỗi chết người mà đã trở thành tiêu chuẩn ngày nay.

Trang: 1 2

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia