Thất hình đại tội: Lịch sử về bảy đại tội

Hầu hết những đại tội của con người ngoại trừ Lười Biếng, trong định nghĩa của Dante Alighieri đều mô phỏng về một loại tình yêu bất bình thường với người khác hoặc thứ gì khác: Dâm dục, Tham ăn, Tham lam là sự yêu thích thái quá tới mức trở nên sai trái dành cho những thứ bình thường; Lười biếng lại là sự thiếu hụt niềm yêu thích; trong khi Giận dữ, Ghen tỵ và Kiêu ngạo lại là niềm “yêu thích” có thể ảnh hưởng xấu hoặc làm người khác tổn thương. Đại tội Kiêu ngạo có mối liên quan với cả Dâm dục và Ghen tỵ, nên một số người gọi Kiêu ngạo là “cha đẻ của mọi tội lỗi”.

1. Lust (Dâm dục)

Lust hay Lechery (tiếng Latin là luxuria), là một từ ám chỉ sự thèm khát mãnh liệt và lối sống buông thả về tình dục, có thể dẫn đến các tội ác như gian dâm, ngoại tình, hiếp dâm,v.v… và những tội lỗi khác liên quan tới tình dục. Tuy nhiên trong một vài cách hiểu khác, Lust cũng có thể ám chỉ những ham muốn về tiền bạc, địa vị, hay bất cứ thứ gì có thể dẫn con người tới hành động tội lỗi. Theo cách nói của Henry Edward, sự ham muốn này có thể biến một người thành “nô lệ của quỷ dữ”.

Dante định nghĩa Lust là một kiểu rối loạn về niềm yêu thích dành cho một cá nhân khác. Nó thường được xem là tội lỗi ít nghiêm trọng nhất vì đây thực ra là một bản năng mà con người và cả động vật đều có, và tội lỗi về xác thịt thì sẽ không nghiêm trọng bằng tội lỗi trong tâm hồn.

Trong tác phẩm Purgatory của Dante, người phạm tội Dâm Dục phải bước đi trên ngọn lửa để rửa sạch mình khỏi những suy nghĩ và ham muốn sai trái. Trong tập thơ Địa Ngục của Dante, những linh hồn không được tha thứ vì tội dâm dục sẽ bị thổi bay đi bởi một cơn bão vĩnh cửu, ngọn gió ở đây chính là biểu tượng cho sự thiếu kiểm soát bản thân của họ, dẫn đến tội lỗi này trong kiếp trước.

2. Gluttony (Tham ăn)

Gluttony (trong Lation là Gula) ám chỉ chứng thèm ăn quá mức. Từ ngữ này được dựa trên một từ Latin là gluttire, có nghĩa nhai hay nuốt thức ăn. Trong Thiên Chúa Giáo, đây có thể được coi là một tội lỗi nếu sự thèm ăn đã vượt quá mức nhu cần cần thiết của một người bình thường. Tham ăn còn có thể được xem là tội ích kỷ, cả hai về bản chất đều đặt lợi ích của bản thân mình lên trên người khác. Trong suốt các thời kỳ xảy ra nạn đói, chiến tranh hay tương tự, khi mà thức ăn trở nên khan hiếm, con người thậm chí có thể gián tiếp giết một người chỉ bằng cách cho họ ăn quá nhiều.

Một người đứng đầu nhà thờ tên Thomas Aquinas có cái nhìn rộng hơn về việc phàm ăn, rằng điều này có thể bao gồm cả việc ám ảnh thái quá về bữa ăn và thường xuyên ăn những thứ thức ăn đắt đỏ gây tốn kém không cần thiết. Thomas thậm chí đã lập nên một danh sách về biểu hiện của những kẻ mắc tội Phàm ăn:

Laute: ăn quá đắt đỏ.
Studiose: ăn những bữa ăn quá sang trọng, ngon lành.
Nimis: ăn quá nhiều.
Praepropere: ăn quá sớm (thực sự không hiểu cái này lắm…)
Ardenter: phấn khích, vui sướng quá mức khi ăn.

Trong những điều trên, Ardenter được cọi là tội lỗi nghiêm trọng nhất, vì nó gắn liền với niềm vui thích ăn uống, có thể gây ra sự bốc đồng, bất chấp của người phạm tội, sống chỉ nghĩ đến ăn uống, mất đi những niềm vui và sự quan tâm về sức khỏe, xã hội, trí tuệ và tinh thần và thậm chí là sự phán đoán của cá nhân. Ví dụ như câu chuyện về Esau đã bán tài sản thừa kế của mình đổi lấy thức ăn. Sự trừng phạt của ông ta là: “ Ông ta không có nơi nào để sám hối, dù đã cố tìm kiếm trong nước mắt chính mình.”

3. Greed (Tham lam)

Greed (tiếng Latin là avraritia) hay còn tên khác là avarice, cupidity, covetousess, khá giống với Dâm dục và Tham ăn, là một tội lỗi do sự ham muốn. Tuy nhiên, Tham lam không phải một tội lỗi của bản năng sống con người mà do tâm ý con người tạo ra, là sự ham muốn mãnh liệt và ám ảnh về vật chất. Thomas Aquinas đã viết: “Tham lam là một tội ác chống lại Chúa, giống như mọi tội ác chết người khác, con người đều bị niên án vĩnh cửu cho những lợi ích tạm thời.” Trong Puratory của Dante, người phạm tội bị trói với gương mặt cúi xuống đất để tập trung suy nghĩ về những điều trong nhân gian. Tích trữ của cải, vật chất, trộm cướp, đặc biệt là những kẻ bạo lực, gian xảo, thao túng người khác vì lợi ích cá nhân đều là những hành vi gây ra bởi tội Tham lam.

Theo lời của Henry Edward, tham lam như “dìm một người vào vũng bùn sâu của thế giới này, để anh ta coi nó là vị Chúa của mình.” Bên cạnh những tài liệu về Thiên Chúa Giáo, Tham lam cũng là sự ham muốn thái quá so với một người bình thường cần, đặc biệt là tôn thờ những thứ vật chất. Giống như Kiêu ngạo, nó không chỉ dẫn tới một vài mà tất cả những điều xấu xa.

4. Sloth (Lười biếng.)

Sloth (trong Latin là tristitia hay acedia, có nghĩa là “không quan tâm”), là một sự rối loạn đặc biệt về tâm lý, đã có từ thời xưa, bao gồm tâm thần, suy nghĩ, những bệnh lý do tinh thần hay thể chất và trạng thái cơ thể. Có thể nói rằng nó là sự thiếu hụt niềm vui thích hay chán nản, không cố gắng. Trong thuyết thần học Summa, Thomas Aquinas đã miêu tả Lười biếng là “sự buồn chán trong tinh thần”.

Về tinh thần, Sloth trước tiên có liên quan tới sự phiền muộn của những người theo tôn giáo như tu sĩ, bởi công việc và bổn phận của họ khá nhàm chán. Về tâm thần, Sloth bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, quan trọng nhất là sự thiếu sức ảnh hưởng, thiếu cảm xúc về bản thân hay người khác, trở nên buồn chán, lãnh đạm, chán ghét, bị động hay uể oải lờ đờ. Về cơ địa, Sloth cơ bản là những hành vi bị động, chậm trễ, thờ ơ với công việc, trở nên lười nhác, ì lại.

Lười biếng còn bao gồm cả việc không tận dụng bảy món quà thánh được ban phát bởi Chúa Thánh Linh (Thông thái, Hiểu biết, Khuyên bảo, Kiến thức, Hiếu thảo, Dũng cảm, và Biết sợ hãi trước Chúa); sự thờ ơ này có thể dẫn đến trì trệ trong tâm trí hướng tới cuộc sống vĩnh cửu, tới sự cẩu thả trong thực hiện các bổn phận, sự thù oán tới những người yêu Chúa. Sloth được coi là sự thất bại trong công việc mà một người nên làm. Với định nghĩa này, sự tà ác tồn tại khi điều thiện không được thực hiện.

Không giống những Đại tội khác gây ra tội ác trái đạo đức, Lười biếng là tội không làm tròn trách nhiệm của mình. Nó có thể xuất hiện từ bất cứ tội lỗi nào khác, ví dụ, đứa trẻ có thể chối bỏ công việc cha mẹ giao cho mình vì sự tức giận. Về cảm xúc và nhận thức, tính tiêu cực mà Lười Biếng đem lại thể hiện sự thiếu hụt cảm xúc về thế giới, cho những con người xung quanh hay cho bản thân. “Tristitia”, theo lời khẳng định của Giáo hoàng Gregory Vĩ đại, “bên trong nó có những cơn ác mộng, sự đe dọa, sự hèn nhát…”. Chaucer, trong vấn đề bàn về Lười Biếng, cũng liệt kê những đặc điểm của tội lỗi này, bao gồm sự tuyệt vọng, thờ ơ, lười nhác, yếu đuối, nhút nhát. Với Chaucer, tội lỗi của con người bao gồm cả sự chán nản, thu mình lại, từ chối làm việc với người khác vì cho rằng để làm một việc tốt thì quá mệt mỏi và khó chịu, là kẻ thù của động lực con người. Lười biếng không chỉ hủy hoại sức sống của cơ thể do sự thờ ơ với chính mình ngày qua ngày, mà còn làm tâm trí trì trệ lại, khiến con người ngừng quan tâm đến những vấn đề thực sự quan trọng.

Trong Purgatory của Dante đã miêu tả những người chịu trừng phạt vì tội lỗi này phải chạy thật nhanh, liên tục và không ngừng nghỉ. Dante miêu tả Lười Biếng như là sự “thất bại trước tình yêu của Chúa với cả trái tim, tâm trí và linh hồn của Người.” Với ông đây là một tội lỗi ở giữa chừng, với đặc điểm duy nhất là sự thiếu hụt niềm yêu thích. Một số người nghiên cứu cho rằng, hậu quả cuối cùng của tội lỗi này chính là sự tuyệt vọng dẫn đến tự tử.

5. Giận dữ (Wrath)

Wrath (latin:ira) ám chỉ sự thiếu kiểm soát cảm xúc bản thân, dẫn tới tức giận, căm thù, ghét bỏ. Giận dữ thường xuất hiện khi ai đó cố gắng tìm cách trả thù. Giận dữ có thể dẫn đến bạo lực, gây tổn thương, sự căm giận hay kích động những mối thù hận có thể kéo dài hàng thế kỷ. Cảm xúc tức giận có thể được biểu hiện bằng nhiều cách, bao gồm thiếu kiểm sóat, sự căm ghét trong khổ sở, trả thù, tự hủy hoại bản thân như là thuốc gây nghiện, bạo hành hay tự tử.

Theo Giáo lý của nhà thờ Catholic, hành động do tức giận có thể trở thành tội lỗi khi nó chống lại một người vô tội, khi nó quá mạnh mẽ và quá lâu, hay đòi hỏi sự trừng phạt quá mức. “Nếu một cơn giận dữ chạm đến mức cố ý hoặc mong muốn giết hại một người khác, nó là tội ác chống lại sự thánh thiện, là một tội ác chết người.” “Sự căm ghét là một tội lỗi mà kẻ phạm tội mong muốn người khác phải chịu đựng sự khổ sở hay bị hại, và là một tội lỗi chết người vì kẻ đó mong muốn hại người khác.

Con người cảm thấy giận dữ khi họ cảm thấy rằng hoặc có ai đó họ quan tâm bị xúc phạm, khi họ chắc chắn về một vấn đề nào đó, không đồng ý với người khác và tạo ra xung đột hay tranh cãi, hoặc khi họ cho rằng người khác mới phải chịu trách nhiệm về điều gì đó.
Dante cho rằng “tình yêu và công bằng hủy hoại sự căm ghét và thù hận.” Theo Henry Edward, “người hay giận dữ là “nô lệ của chính mình”. Giận dữ là tội lỗi duy nhất không nhất thiết phải liên quan tới sự ích kỷ hay đề cao bản thân, dù một người có thể giận dữ vì những lý do cá nhân như ghen tuông (nhưng điều này lại gần hơn với envy-ghen tỵ.

6. Envy (Ghen tỵ)

Envy (invidia), giống như Tham lam và Dâm dục, ám chỉ việc bị chi phối bởi nỗi khao khát một cách bất bình thường. Nó có thể được miêu tả là sự buồn bã, oán giận, tham lam trước điều gì đó mà người khác có còn mình thì không. Sự ghen tỵ tiêu cực gần giống với ghen tuông, cả hai đều cảm thấy bất mãn trước những gì người khác có, trước khả năng của họ hoặc những gì làm được, nhận được. Ghen tỵ có thể có liên quan trực tiếp tới Mười Điều Răn, đặc biệt là: “Ngươi không được ham muốn chiếm đoạt của cải của người khác.” (Điều răn này được dịch khác nhau trong các bản dịch khác nhau) – câu nói chỉ ra sự liên quan tới tội Tham lam. Dante định nghĩa Ghen tỵ là “sự thèm khát chiếm đoạt thứ thuộc về người khác”. Trong Purgatory của Dante, sự trừng phạt cho tội Ghen Ty là đôi mắt bị khâu lại bằng dây vì họ đã vui sướng trước sự đau khổ của người khác. Theo Thomas Aquinas, sự ghen tỵ có ba giai đoạn: “giai đoạn thứ nhất là khi người ghen tỵ cố gắng hạ thấp người khác; giai đoạn thứ hai, người ghen tỵ, nếu thành công trong giai đoạn thứ nhất sẽ nhận được niềm vui trước sự thất bại, bất hạnh của người khác; hoặc nếu thất bại thì sẽ cảm thấy giận dữ, đau buồn. Giai đoạn thứ ba là căm ghét vì “đau buồn tạo nên căm ghét.

Ghen tỵ được cho là động cơ phía sau việc Cain giết em trai mình, Abel. Cain ghen tỵ với em mình vì Abel được Chúa yêu mến hơn. Bertrand Russell nói rằng Ghen tỵ chính là một trong những nguyên nhân gây nên sự buồn bã, thất vọng, mang tới đau buồn, đồng thời gây ra đau đớn cho người khác. Theo quan điểm được chấp nhận rộng rãi nhất, chỉ có Kiêu ngạo mới làm linh hồn phải chịu khốn khổ hơn Ghen tỵ. Giống như Kiêu ngạo, Ghen tỵ có mối liên quan trực tiếp tới quỷ dữ theo Wisdom 2:24: “sự ghen tỵ của quỷ dữ mang cái chết tới thế giới này.

7. Kiêu Ngạo (Pride)

Mặt tiêu cực của Pride (superbia), theo hầu hết các quan điểm, là việc con người tự đề cao mình, đưa mình lên mức thần thánh, vĩ đại. Đây là tội ác căn bản nhất và nghiêm trọng nhất trong bảy tội lỗi, là nguồn cội của bảy tội lỗi chết người. Nó còn được biết với tên “hubris” (trong tiếng Hy Lạp cổ), hay “futility”, là một kiểu ích kỷ đặc biệt nguy hiểm, đặt những ham muốn, thèm khát của mình trước ích lợi của người khác. Họ thường tin tưởng một cách vô lý rằng bản thân mình tuyệt vời hơn, giỏi hơn, quan trọng hơn những người khác, hạ thấp thành quả và sự nỗ lực của người khác, tỏ ra ngưỡng mộ thái quá chính mình (đặc biệt là chối bỏ khiếm khuyết bản thân, sự hạn chế về năng lực hay những lỗi sai thông thường con người gặp phải, nói cách khác là coi mình hoàn hảo.)

Vì Kiêu ngạo được gọi là cha đẻ của mọi tội lỗi, nó được coi là đặc điểm nổi bật nhất của quỷ dữ. Một người mắc tội Kiêu ngạo được coi là đã cắt bỏ linh hồn mình khỏi Chúa. Theo C.S.Lewis, tác giả cuốn Mere Christanity, Kiêu Ngạo là biểu hiện của việc “phản Chúa”, vì trong nó bao gồm cái tôi bản thân hoàn toàn đối lập với Chúa: “Kiêu ngạo dẫn tới mọi tội lỗi khác, nó là một biểu hiện của sự báng bổ Chúa.”

Một người có thể trở nên Kiêu ngạo vì nhiều lý do. Jonathan Edwards nói: “nhớ rằng kiêu ngạo là con rắn độc trong trái tim, sự khốn khổ tồi tệ nhất trong tâm hồn; nó là tội lỗi đầu tiên từng tồn tại, nằm ở tầng thấp nhất trong địa ngục của Satan, là điều khó nhất có thể gỡ bỏ; điều dối trá, bí mật ẩn náu trong mọi tội lỗi về ham muốn; len lỏi vào trong, một cách vô cảm, và ngụy trang giữa con người.” Trong thời Hy Lạp cổ, Kiêu ngạo được cho là tội lỗi độc ác nhất, dẫn tới sự khinh bỉ, vô cảm, có thể phạm tội làm nhục người khác. Đặc điểm này của Kiêu ngạo còn có liên quan tới tội hiếp dâm. Aristotle định nghĩa Kiêu ngạo là làm nhục người khác vì chính sự thỏa mãn cá nhân. Ý nghĩa của Kiêu ngạo có thể thay đổi theo thời gian với vài nhấn mạnh bổ sung về thái độ khinh bỉ một người nào khác. Thuật ngữ này còn được sử dụng để phân tích và làm sáng tỏ hành động của các nhà lãnh đạo đương thời bởi Ian Kershaw (1998), Peter Beinart (2010) và theo cách sinh lý học của David Owen (2012). Ngữ cảnh này của thuật ngữ đã miêu tả những nhà lãnh đạo cụ thể với quyền lực rất lớn, dường như luôn tự tin một cách vô lý vơi năng lực của chính mình, khiến họ luôn tỏ ra miễn cưỡng trước lời khuyên của người khác.

Dante định nghĩa về Kiêu ngạo: “là tình yêu bản thân một cách lệch lạc dẫn tới căm ghét và coi thường những người xung quanh.” Kiêu ngạo cũng tạo ra kết quả tiêu cực và liên quan tới biểu hiện của sự tức giận hay hiếu chiến (Tangney 1999). Kiêu ngạo không phải lúc nào cũng liên quan đến lòng tự trọng cao. Sự tự tin thái quá còn có thể tạo ra mâu thuẫn và đôi khi chấm dứt cả những mối quan hệ gần gũi. Kiêu ngạo là một biểu hiện của sự thiếu hụt khiêm tốn hay thậm chí là thiếu hụt kiến thức. Theo lời của tác giả Sirach, trái tim của một người đàn ông kiêu ngạo “giống như một con gà gô trong chuồng giả như mình là mồi, giống như một kẻ gián điệp luôn lén lút quan sát điểm yếu của bạn. Hắn biến điều tốt thành điều xấu, hắn tạo nên cái bẫy của mình. Giống như một tàn lửa có thể đốt cháy cả đống than, người đàn ông gian xảo đang chuẩn bị cái bẫy của mình để gây đổ máu. Hãy coi chừng người đàn ông gian xảo này khi hắn ta đang lên kế hoạch.” Benjamin Franklin nói: “Trong thực tế, không có niềm khao khát nào khó chinh phụ như Kiêu ngạo. Che giấu nó, vật lộn với nó, cố kiềm chế nó, làm nhục nó cho đến khi người ta hài lòng, nó vẫn sống sót và luôn luôn cố gắng lộ diện mình.

Trong khi Kiêu ngạo thường được cho rằng có ở những cá nhân riêng lẻ, nó cũng có thể xuất hiện trong một nhóm người. Sự phân biệt đối xử và định kiến chính là kết của của một nhóm người có tính Kiêu ngạo. Câu tục ngữ: “Kiêu ngạo đi trước sự hủy diệt, tâm ý tự mãn đi trước sự sa ngã.” (Tục ngữ trong Kinh Thánh, 16:18) hoặc: “Kiêu ngạo đi trước sự sa ngã” được cho là sự tóm tắt ý niệm hiện đại về Kiêu ngạo. Kiêu ngạo còn được nhắc đến trong câu nói khác, “kiêu ngạo là mù quáng” , bởi tính cách tự mãn ở một người thường gây ra những hành động ngu ngốc. Trong hai cuốn tiểu sử về Adolf Hitler của nhà sử học Ian Kershaw, hai từ “kiêu căng” và “sự báo ứng” đều nằm ở trong tiêu đề. Trong cuốn thứ nhất, Hubris (kiêu căng), miêu tả lịch sử của Hitler và sự nổi dậy của quyền lực chính trị. Trong cuốn thứ hai, Nemesis (sự báo ứng), đưa đến cái nhìn chi tiết hơn về vai trò của Hitler trong Thế Chiến thứ hai, bao gồm cả sự thất bại dẫn đến cái chết của ông ta vào năm 1945.

Ví dụ được biết đến nhiều nhất cho tội Kiêu ngạo có lẽ chính là Lucifer, vì không chịu cúi đầu trước loài người nên đã gây dựng một đội quân thiên quần cho riêng mình, khiến hắn bị đuổi khỏi Thiên Đàng, và sau này được biết đến là Satan. Trong tác phẩm Thần Khúc của Dante, những người phạm tội Kiêu ngại bị trừng phạt bằng cách họ bị thiêu với những phiến đá đeo trên cổ để giữ đầu họ luôn cúi gằm.

Trang: 1 2

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia