Lạc Long Quân – Lịch sử và huyền thoại

Lạc Long Quân – Đức Quốc tổ của dân tộc ta, người được ghi dấu vào lịch sử với những chiến công phi phàm và sức mạnh thần thánh là người có thật trong dòng lịch sử của chúng ta.

Theo các nhà nghiên cứu, Lạc Long Quân có thể là danh xưng dành cho thủ lĩnh của những tộc người Bách Việt thời đó, ông là người đầu tiên dẫn dắt họ đến miền đất mới (phương Nam – vùng hồ Động Đình đến vùng Diễn Châu), dạy họ những nếp sống đầu tiên (trồng cấy, săn bắn, hái lượm) và đặt ra những phong tục sơ khai nhất (đạo cha con, vợ chồng, các lễ nghi cổ, ma chay, cưới hỏi,…). Các chiến công của Lạc Long Quân thực chất gắn với các sự kiện trong lịch sử của dân tộc ta như:

  • Diệt Ngư Tinh (đọc thêm) – nói về việc nhân dân ta chuyển từ nghề chài lưới ở vùng biển gần bờ (vịnh Bắc Bộ) đến việc đánh bắt xa bờ (vùng đảo Bạch Long Vĩ, hòn Cẩu Đầu Sơn,…) và tín ngưỡng xăm mình, vẽ hình lên thuyền của nhân dân ta (đến thời Trần thì tục xăm mình mới bỏ).
  • Diệt Xương Cuồng (đọc thêm) – trong lịch sử, thần Xương Cuồng là hình tượng hoá của loài hổ, mãnh thú của rừng xanh, lừa “đêm đen phủ xuống” mà săn mồi, Kinh Dương Vương đánh đuổi nó bằng nhạc (ngụ ý việc tập trung đông người lại, reo hò mà đuổi thú săn mồi) và Lạc Long Quân thì trục nó đi bằng tiếng nhạc và ngọn lửa (đốt lửa ban đêm và tụ họp để đuổi muông thú). Việc Xương Cuồng chạy về đất Diễn Châu diễn tả một phần sự mở rộng lãnh thổ Bách Việt xuồng phía Nam.
  • Diệt Hồ Tinh (đọc thêm) là sự hình thành của vùng hồ Tây và thôn làng quanh đó.Những chiến công trên đều thể hiện phần nào các sự kiện có trong lịch sử dân tộc.

Sự kiện Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay nhau cũng là sự kiện về việc hình thành nên các dân tộc đa dạng trên lãnh thổ nước ta. Âu Cơ lên non, cùng các con đóng đô tại Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ, còn Lạc Long Quân cùng những người con còn lại xuôi dòng sông mà về miền biển, đến khu vực đồng bằng Bắc Bộ ngày nay thì dừng lại và sinh sống ở đó.Thời điểm này cách đây gần 4000 năm, nên lưu ý rằng, 1 phần lãnh thổ của chúng ta vẫn ngập trong nước và 3-4 năm trước mới hình thành văn hoá Hạ Long (khi nước rút). Vậy, việc xuôi về miền Biển của Lạc Long Quân, theo thực tế ở khoảng thời gian đó chỉ là việc di chuyển từ Phú Thọ xuống phía đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu thì dấu tích của nơi Lạc Long Quân cùng các con lưu lại để lập làng lập ấp là vùng Thanh Oai, Hà Nội, lí thú thay, Hà Nội sau này đã trở thành kinh đô của rất nhiều triều đại Việt Nam (Long Biên, Đại La, Thăng Long).

Lạc Long Quân sinh sống trong khoảng thời gian 2825TCN – 2525TCN (300 năm). Về sự kiện đưa các con về Biển, có đoạn chép như sau: “Sau khi chia tay với Quốc mẫu Âu cơ, Lạc Long Quân cùng 50 người con còn lại xuôi đường lần ra Nam Hải. Đến đất Bình Đà bây giờ (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, cách biển không xa, sông nước mênh mang, Lạc Long Quân truyền cho các con dừng chân dựng trại, nổi lửa nấu ăn. Đi dạo khắp vùng một lượt, thấy thế đất nơi đây màu mỡ, sông suối lượn quanh, nhiều thềm đất cao mang dáng long chầu hổ phục, bèn quyết định chọn đất này làm nơi dựng xây cơ nghiệp. Ngày ngày, Lạc Long Quân cùng quần thần văn võ dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải, đuổi diệt thú dữ. Lại truyền cho các con lực chọn dân chúng khỏe mạnh, tỏa đi khắp vùng duyên hải khai khẩn đất hoang, lấn biển mở mang bờ cõi… Chẳng bao lâu, cả vùng đất với trung tâm là Bảo Cựu cuộc sống dân lành đã trở nên trù phú, mọi thảo khấu trong vùng bị dẹp tan. Ruộng đồng, làng xóm ngày một mở rộng, hình thành nên những làng xóm đầu tiên của châu thổ sông Hồng sau này.

Rồi vào một ngày nọ, tháng Hai âm lịch, trời bỗng nhiên nổi dông gió, sấm chớp lóe sáng cả vùng, Quốc tổ ăn vận trang phục oai phong, lẫm liệt, thân thương nhìn các con cháu và dân làng một lượt rồi hóa trong đêm. Cảm thương và tỏ lòng tri ân với người có công khai hóa vùng đất Bảo Cựu này, vua quan cùng dân làng tổ chức lễ tang linh đình, táng ngài tại gò đất cao nhất vùng, lập miếu quanh năm thờ phụng (nay là Đền Nội Bình Đà). Đền Nội Bình Đà là một trong những ngôi đền cổ nhất của chúng ta, hiện nay, tuy được phục hồi lại, nhưng các kiến trúc cũ đều không còn, chỉ còn lại các sắc phong của các vị quân chủ đời trước.Xưa kia dưới các triều đại phong kiến, dân làng Bình Đà mở hội, vua chúa cử các quan trong triều đình cùng nhiều tổng, xã trong vùng về tổ chức lễ hội và dâng hương tưởng niệm Quốc Tổ. Năm 1032, vua Lý Thái Tông hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân:

“Lý triều hiến sắcThánh tổ tiên vương

Nhất bào bách noãn

Sinh hạ bách thần

Khai quốc an dân

Vạn xuân an lạc”

Suốt sáu thế kỉ, đích thân 16 vị vua của các triều đại đều đích thân về Bình Đà dâng lễ Quốc tổ. Đã có 16 hiến sắc suy tôn Lạc Long Quân là “Khai Quốc Thần” (các hiến sắc này đều được lưu giữ tại Đền Nội Bình Đà và bảo tàng Lịch sử quốc gia)

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia