Thần thoại Hy Lạp và John Wick: Những giả thuyết thú vị

Cho đến nay thì chắc John Wick là franchise hành động nổi tiếng nhất rồi. Ngoài những khía cạnh như kịch bản, võ thuật, visual… John Wick còn cài cắm rất nhiều chi tiết thú vị và có tính biểu tượng liên quan đến thần thoại Hy Lạp và La Mã. Tui đã dạo một vòng tổng hợp lại một số ý kiến thú vị do fan nước ngoài đưa ra về các chi tiết thần thoại xuất hiện trong ít nhất là hai phần phim đầu tiên.

LƯU Ý: Đây là những ý kiến chủ quan được tổng hợp lại, vui lòng không đồng nhất với kiến thức chuyên môn.

1. John Wick và Herakles

No photo description available.

Câu chuyện cuộc đời của John Wick có rất nhiều điểm tương đồng với người hùng Herakles trong thần thoại Hy Lạp. Cả hai đều là những chiến binh bất bại, đều thực hiện được những kỳ công/nhiệm vụ bất khả thi; sau đó họ lui về ở ẩn, nhưng vợ của họ đều qua đời, và sự mất mát khiến họ buộc phải lao vào những chuyến phiêu lưu một lần nữa.

Ngoài những điểm tương đồng có vẻ mơ hồ này thì trong cảnh chiến đấu của John Wick: Chapter 2, khán giả có thể thấy rất rõ bóng một bức tượng của Herakles lọt vào khung hình.

Điểm khác biệt duy nhất ở hai người là Herakles đã bị nữ thần Hera thao tung tâm trí nên mới lỡ tay sát hại vợ chàng ta, tức nàng Megara.


2. Bộ suit của John Wick

May be an image of 1 person

Chúng ta đã nói về những điểm tương đồng trong hình tượng hai nhân vật rồi. Giờ là một chi tiết tương đồng khác liên quan đến quần áo. Trong thần thoại Hy Lạp, Herakles đã hạ sư tử Nemean, sau đó chàng dùng lông của nó để làm một bộ giáp. Bộ giáp này chống được vũ khí nên bảo vệ được cơ thể Herakles.

Trong phim, John Wick cũng nhận được một bộ suit đặt may riêng với yêu cầu chống đạn và bảo vệ cơ thể người mặc. John và Herakles đều chỉ mặc bộ quần áo đặc biệt khi họ chuẩn bị cho một cuộc chiến.


3. Charon – Người chèo thuyền

May be an image of 1 person

Nếu bạn chưa quên thì người đầu tiên mà John Wick gặp khi đến Continental Hotel kể từ lúc anh ta quyết định quay lại thế giới ngầm (underworld) là một nhân viên có tên Charon. Điều thú vị là trong thần thoại Hy Lạp, Charon là tên người lái đò/chèo thuyền, chuyên chở linh hồn những người quá cố đi qua sông Styx để gia nhập vào minh giới (underworld).


4. Continental Hotel và Underworld

May be an image of outdoors

Chính đạo diễn phim đã xác nhận Continental Hotel giống như một thế giới ngầm (underworld) cả theo nghĩa tội phạm lẫn thần thoại. Khách sạn có Winston – Hades và Charon – người lái đò/hướng dẫn. Continental Hotel giữ an toàn cho mọi hoạt động tội phạm, giống như Hades biệt lập với trần gian và Olympus. Hình phạt ở khách sạn và ở minh giới trong thần thoại đều khắt nghiệt như nhau.


5. Mê cung Labyrinth và anh hùng Theseus

No photo description available.

Trong thần thoại Hy Lạp, Theseus bị ép thực hiện một nhiệm vụ có vẻ bất khả thi: đi vào mê cung labyrinth của vua đảo Krete xây để giam giữ quái vật Minotaur. Labyrinth là một mê cung phức tạp và khi lạc vào đó thì chẳng những không tìm được đường ra mà còn có thể trở thành nạn nhân của Minotaur.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở John Wick: Chapter 2, John Wick đi vào khu hầm mộ ở Rome. Cấu trúc của khu hầm mộ này khá tương đồng với mê cung của Theseus, điểm khác biệt duy nhất có lẽ là John bị một đội quân truy đuổi thay vì chỉ có Minatour như Theseus.


6. Thần Hades và Winston

May be an anime-style image of 3 people

Truyền thuyết kể rằng khi một người qua đời, linh hồn của người đó sẽ đến với Hades. Hades vừa là tên gọi của minh giới vừa là tên vị thần cai quản lãnh địa này. Khi John Wick đến Continental Hotel, anh ta trả phí cho người hướng dẫn và xuống tầng hầm – biểu tượng cho lãnh địa của Hades. Sau đó, anh ta gặp Winston – người đứng đầu khách sạn. Dù lịch sử và mối quan hệ của Winston với High Table chưa được làm rõ, nhưng có vẻ như ông ta không thuộc nhóm này. Nếu thực vậy thì đó là điểm tương đồng giữa Winston và Hades khi Hades không thuộc hội đồng 12 vị thần Olympus.


7. Mười hai vị thần Olympus và High Table

May be an image of sculpture

Santino D’Antonio, phản diện trong John Wick: Chapter 2, thèm muốn chiếc ghế của chị hắn trong High Table. Dù hầu hết thành viên của High Table vẫn chưa xuất hiện trên phim, nhưng qua những miêu tả gián tiếp, khán giả hiểu được đó là một nhóm ưu tú có mặt ở khắp mọi nơi và cực kỳ quyền lực.

High Table – nhóm thao túng phần lớn mạng lưới tội phạm trong thế giới của John Wick – có 12 ghế, khá tương đồng với 12 vị thần Olympus trong thần thoại Hy Lạp. Thực tế, trong một cảnh phim, D’Antonio đã đứng trước những bức tượng miêu tả 12 vị thần. 


8. Những đồng tiền qua sông Styx

May be an image of 1 person

Theo truyền thuyết, để người quá cố đi qua sông Styx suôn sẻ, người ta thường đặt ở miệng người quá cố một đồng xu (đồng danake) làm lộ phí cho Charon để lão chèo thuyền đưa vào minh giới. Nếu không có tiền này thì linh hồn sẽ phải lang thang dọc bờ sông Cocytus hay Dòng sông than khóc hết đời này đến đời khác.

Trong phim, sau khi quyết định quay lại cuộc sống sát thủ, John Wick đã lây một vài đồng xu từ chiếc rương mà anh ta từng chôn dưới đất. Ở cảnh quay John Wick bước vào Continental Hotel, anh ta đã dùng những đồng tiền này trả cho Charon – nhân viên khách sạn – khi vào cửa. 


9. Ares

May be an image of 2 people

Dù là con của Zeus, nhưng Ares giữ vị trí khá thấp trong hội đồng đỉnh Olympus. Tương tự như vậy, nhân vật Ares do Ruby Rose thủ vai trong John Wick: Chapter 2 cũng đóng vai trò thứ yếu. Cô ta phục vụ cho kẻ khác chứ không có bất kỳ mục tiêu hay quan điểm độc lập nào.

Ngoài ra, còn có khá nhiều so sánh về motif hành trình của John Wick với motif hành trình của các anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, vai trò “châm ngòi cuộc chiến” của vợ John Wick – Helen – với nàng Helen của thành Troy… Nhưng tui mệt quá rồi 😥

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia