Dòng thời gian trong thần thoại Ai Cập: Sự xuất hiện của Đấng sáng tạo

Ở giai đoạn này, Đấng sáng tạo bắt đầu có nhận thức và dần cảm thấy cô đơn. Ngài xuất hiện dưới hình dạng của thần mặt trời và có thể được sinh ra bởi một con bò, xuất hiện trong một bông sen, nở ra từ một quả chứng hay hạ phàm dưới hình dạng một con chim trên vùng đất đầu tiên hình thành. Ánh sáng (hay trong một số trường hợp khác là âm thanh) là thứ bắt đầu quá trình sáng tạo.

Đấng sáng tạo từng là “độc nhất tại Nun”, tồn tại trong môi trường giống như tử cung, điều này phần nào lý giải cho danh xưng “người được sinh ra từ trong trứng” của ngài. Ngài từng ở trong trạng thái trì trệ, trạng thái chứa đựng tiềm năng cho tất cả sự sống. Các đoạn văn tự trong Văn tự Quan tài (Coffin Texts) nhấn mạnh vào sự cô đơn của “vị thần tự tạo nên chính mình”. Với nhóm người đề cao tính cộng đồng như người Ai Cập, nỗi cô đơn như vậy là không thể nào tưởng tượng. Đấng sáng thế cứ sống trong sự cô đơn như thế cho đến khi trái tim của ngài bắt đầu hoạt động, khi ngài có thể bắt đầu suy nghĩ và cảm nhận.

Trong dòng thứ 76, Đấng sáng thế (ở đây được gọi tên là Atum) tạo ra tám vị thần bằng cách “nói chuyện với nun”, có lẽ ngài đã tách các đặc tính của hỗn mang ra khỏi nhau bằng cách đặt tên cho chúng. Một vài đoạn văn tự khác nhắc đến việc đấng sáng thế đã quay trở lại vùng nước khởi nguyên, tạo ra một một không gian cho việc sáng tạo bằng việc thốt ra những mệnh lệnh

Việc sáng thế của Đấng sáng tạo từ vùng nước khởi nguyên tối tăm và lặng thinh có rất nhiều dị bản. Song, không có bất kì một hình ảnh hay giai thoại nào có thể được coi là đầy đủ để giải thích điều này. Các thuyết về nguồn gốc vũ trụ của người Ai Cập (các ghi chép về quá trình sáng tạo) thường kết hợp nhiều truyền thuyết khác nhau về đấng sáng tạo nhưng lại hiếm khi trong một khung mẫu nhất định nào đó.

Điều đầu tiên mà đấng sáng thế làm có thể là việc thở hắt ra hoặc khóc thật lớn. Ánh sáng đầu tiên xuất hiện cùng với sự xuất hiện của đấng sáng thế, như là ánh sáng cho mọi nguồn sống của mặt trời. Biểu hiện của nó có thể được hình tượng hóa dưới hình ảnh của con mắt, đứa bé hay con chim rực lửa. Tại dòng thứ 75 của Văn tự Quan tài, dù đấng sáng tạo vẫn cô đơn trong nun, ngài vẫn gửi con mắt của mình đi dể soi sáng trong bóng tối và tìm kiếm những sự sống khác. Một hình ảnh khác cho bình minh đầu tiên chính là hình ảnh một bông sen xanh mọc lên trên bề mặt của nun. Từ triều đại Tân vương quốc trở đi, hình ảnh một đứa bé hay một tượng đầu cừu ngồi trên bông sen được dùng để chỉ một mặt trời vừa được sinh ra.

Sự màu mỡ của nun hiện thân dưới dưới hình dạng nữ thần Mehet-Weret, cái tên của bà có thể được hiểu là Cơn lụt lớn hay Người bơi lội vĩ đại. Bà thường xuất hiện ở hình dáng con bò cái và được cho là mẹ của tất cả các sinh vật khởi nguyên, bao gồm cả Apophis. Người ta hình dung rằng bà đã sinh ra vị thần mặt trời và dùng những chiếc sừng của mình nhấc bổng ngài lên. Bài thành ca của Tân vương quốc kể rằng khi ánh sáng đầu tiên xuất hiện, bầu trời giống như vàng ròng và nước khởi nguyên có màu giống như đá lapis lazuli.

Đôi khi mặt trời được cho là nở ra từ “quả trứng vũ trụ”, được một con chim hay con rắn hay con cá sấu khởi nguyên sinh ra. Vai trò của con chim thủa sơ khai có thế để ám chỉ việc phá tan sự tĩnh lặng. Một vài thuyết hình thành vũ trụ khác nhắc tới con ngỗng, cho rằng chính tiếng kêu của nó là âm thanh đầu tiên. Hoặc một vài thuyết khác lại nhắc tới con chim benu như sinh vật đã mang âm thanh và ánh sáng đầu tiên tới nun. Những thần thoại sáng thế được ghi lại đền Edfu lại cho rằng chính con chim diều hâu sải cánh trên thảm thực vật rộng lớn mới đảm nhiệm vai trò này.

Ở một chiều khác, người ta cũng kể rằng con chim đầu tiên đã tìm thấy một nơi để nghỉ ngơi tại một gò đất ở vùng đất khô cằn. Đấng sáng tạo không hoàn toàn hoạt động cho đến khi thực sự có một nơi để tồn tại. Ở trạng thái này, nun được cho là một vùng đầm lầy rộng lớn, nơi mà vùng đất liền đầu tiên – Gò đất Khởi nguyên, đột nhiên xuất hiện. Vị thần Tatjenen – “vùng đất trỗi dậy” có thể được coi là phiên bản nhân hóa của gò đất này. Tatjenen đôi khi còn được coi là Ptah, có thể được gọi là “cha” của đấng sáng thế.

Tại đền Edfu có một cuốn sách với tên gọi “Cuốn sách của Những gò đất đầu tiên”, viết về hình dạng thủa sơ khai của đất, nước và cây sậy, gần với hình dạng của thung lũng sông Nile trước khi người Ai Cập đầu tiên xuất hiện. Giờ đây, Đấng sáng thế có thể bắt đầu công việc sáng tạo nên thế giới và cư dân của nó.

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia