Phiên bản Andersen về Nàng Tiên Cá

Nàng tiên cá” là một câu chuyện quen thuộc đối với chúng ta. Bản thường thấy nhất là của Disney, khá thơ mộng: một cô gái đáng yêu với mái tóc hoe đỏ và sự tò mò đến mức ám ảnh đối với thế giới loài người, đánh đổi giọng hát để có được đôi chân, có được tình yêu của hoàng tử sau nhiều biến cố, sau đó họ lấy nhau và hạnh phúc, mọi thứ đều ổn. Tuy nhiên thì bản gốc của Nàng tiên cá, được viết bởi tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen, sẽ không phải là câu chuyện mà bạn muốn kể cho mấy đứa nhỏ đâu bởi vì nó cũng tương đối đáng sợ đấy.

Có 9 điều đã khiến cho bản gốc của Andersen trở nên đen tối hơn so với bản của Disney:

1. Ở bản gốc, nàng tiên cá bị tra tấn bởi 9 con hàu.

Nó có 1 vài điểm tương đồng cơ bản với bản của Disney rằng cô con gái út của vua thủy tề cũng có sự tò mò ám ảnh đối với thế giới loài người, tuy nhiên thì địa vị của nàng cản trở nàng khá nhiều. Khi đến tuổi trưởng thành, nàng tiên cá (không có tên cụ thể) được cho phép lên bờ với điều kiện nàng phải để cho 9 con hàu kẹp lên đuôi của mình. “Phải trải qua đau đớn thì mới có thể trở nên xinh đẹp nhất”, bà của nàng tiên cá đáp lại khi cô gái nhỏ van nài.

2. Những người chị của nàng tiên cá hát về niềm vui của những thủy thủ chết đuối.

Những người chị của nàng tiên cá, theo cảm nhận của nhiều người, thì khá đáng yêu, nhưng thực chất họ là những con quái vật nguy hiểm. Nhìn bề ngoài thì đa phần thời gian rảnh của họ là hát: hát về việc những người thủy thủ không cần phải lo khi bị đuối nước bởi vì nó khá là… vui. :)) Có lẽ họ thực sự không có chủ ý gì về điều tồi tệ này đâu.

3. Tiên cá không có linh hồn.

Điều này được đặt ra khá nhiều lần. Tiên cá sống đến khoảng 300 tuổi, nhưng khi họ chết đồng nghĩa với việc họ tan biến hoàn toàn. Con người chỉ sống một khoảng thời gian ngắn ngủi, nhưng Andersen lại mô tả rằng họ có 1 linh hồn bất tử và họ sống mãi mãi, điều đó cũng 1 phần thể hiện lý do tại sao họ trở nên cao cấp hơn. Lý do chủ yếu để nàng tiên cá mong muốn có được đôi chân là bản thân có thể sở hữu 1 linh hồn, chứ không chỉ là vì chàng hoàng tử.

4. Một khi trở thành người, nàng tiên cá phải chọn lựa giữa việc cưới một ai đó hoặc chết.

Lựa chọn này được đưa ra cho nàng tiên cá của Andersen khá là… tằn tiện. Trong phim, cô gái nhỏ cần có được một nụ hôn của tình yêu hoặc sẽ biến trở lại thành tiên cá và làm nô lệ của Ursula. Trong bản gốc, nàng tiên cá phải thuyết phục hoàng tử cưới nàng hoặc nàng sẽ chết. Và bởi vì không có linh hồn, nàng sẽ tan biến mãi mãi. Đây chính xác là một thỏa thuận hoàn toàn không công bằng.

5. Trở thành con người khiến nàng tiên cá đau đớn như bị dao cắt.

Chắc chắn là chẳng có gì tốt đẹp cho nàng tiên cá bé nhỏ khi biến từ “cá” thành một con người thực thụ. Thế nhưng không chỉ mất đi giọng nói, mỗi bước đi của cô gái nhỏ sẽ đem đến cho nàng sự đau đớn khủng khiếp. Theo như lời mô tả của phù thủy biển thì nó giống như “đang bước trên những con dao”. Nàng đã có một giao kèo không công bằng, hoàn toàn câm lặng trong khi đôi chân thì đau đớn như bị dao cắt.

6. Hoàng tử là một thằng khốn khi đã đối xử với nàng tiên cá như một con thú cưng tầm thường.

Hoàng tử của Andersen là một cơn ác mộng. Hắn để nàng tiên cá ngủ ở cuối giường của hắn và gọi nàng là “đứa trẻ” bị bỏ rơi của hắn. Hoàng tử yêu nàng “như cách mà hắn sẽ yêu một đứa trẻ”. Ngoài ra thì cũng có một phân cảnh là hoàng tử kể với nàng tiên cá (“đứa trẻ” câm lặng) về những điều tuyệt vời dưới biển sâu, bởi vì anh ta biết “rất nhiều” về chúng. Nghe hơi có mùi “bốc phét” ở đây. :))

7. Nàng tiên cá không có được thằng hoàng tử khốn nạn này, và thậm chí nàng còn phải nhảy múa trong đám cưới của hắn.

Nàng tiên cá phải đối mặt với viễn cảnh về cái chết, (và để tránh cho việc chúng ta đã quên, thì cô gái nhỏ sẽ không được tái sinh hay bất tử bởi nàng không có linh hồn) nàng đã không có được tình yêu của gã hoàng tử ngu xuẩn kia, và thậm chí nàng phải nhảy múa trong đám cưới của hắn. Cũng đừng quên mỗi bước đi của nàng thì đều đau như dao cắt. Điều này thật sự súc vật! :))

8. Nàng tiên cá sẽ không tan thành bọt biển chỉ khi cô ấy giết tình yêu của cuộc đời mình.

Cái kết này thì chắc hẳn nhiều người đã biết, nhưng nghĩ một chút thì nó khá đen tối, kì cục và… ngu (?). Khi nàng tiên cá đang chết dần chết mòn – nàng sắp tan biến thành bọt biển, chứ không chỉ đơn giản như đón nhận cái chết giống người thường – thì các chị của nàng xuất hiện trên mặt nước, trên tay họ là con dao thần kỳ mà họ đã đổi tóc của mình cho phù thủy biến để lấy nó. Và nàng tiên cá nhỏ chỉ cần giết chết người mình yêu, đang nằm trên giường tân hôn cạnh người vợ mới cưới của anh ta, thì nàng sẽ trở lại thành tiên cá. Và, well, bạn biết đấy, cô gái nhỏ đã ném con dao đi và sẵn sàng đón nhận số phận nghiệt ngã của mình.

9. Cái kết “hạnh phúc” là một sự chuộc lỗi.

Nghe thì có vẻ như Andersen cuối cùng cũng có lương tâm một tí, nhưng mà ngay từ đầu nàng tiên cá đã có một cái giao ước hoàn toàn thiệt thòi nên ngay cả cái “happy ending” này nó cũng rất keo kiệt. Đừng hy vọng gì nhiều! Cô gái nhỏ của chúng ta không tan biến thành bọt biển mà trở thành một thứ gọi là “đứa con của tinh không”, và khi có được đặc ân này, nàng chỉ cần bay vòng quanh thế giới, làm việc tốt trong khoảng… 300 năm, và nàng sẽ có một linh hồn.

Đó là 9 điều khiến cho câu chuyện “Nàng tiên cá” của Andersen trở thành một câu chuyện tương đối đen tối và kỳ cục. Câu chuyện này nên có một cái tên chính xác hơn là “Nàng tiên cá và một loạt những đối xử không công bằng” =)).

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia