Geb – Thần mặt đất

Geb là con trai của Shu Tefnut, đồng thời ông vừa là anh trai vừa là chồng của Nut. Cùng với Nut, ông đã sinh ra thế hệ thứ ba thuộc chín vị thần vĩ đại của Heliopolis, bao gồm: Osiris, Her-ur, Seth, Isis và Nepthyst.

Tiếp tục đọc “Geb – Thần mặt đất”

Con mắt của Horus

Con mắt của Horus là sự kết hợp của mắt người và hàng lông mày được tô điểm với một vài đặc điểm của chim ưng. Con mắt ấy được sử dụng cho hiện thân dưới dạng động vật của rất nhiều vị thần có mối liên hệ mật thiết với bầu trời. Khi người ta hình dung Horus như một con chim ưng thiêng, con mắt bên phải của ngài là mặt trời còn con mắt bên trái là mặt trăng.

Tiếp tục đọc “Con mắt của Horus”

Horus the Younger – Người kế thừa ngai vàng của Osiris

Nếu như bài đăng trước chúng ta đã nói về Seth thì tại bài đăng này chúng ta sẽ nói về Horus Trẻ (Horus the Younger), đứa cháu trai và cũng là kẻ thù của ông.

Horus cũng thường được miêu tả với hình dạng của một con chim cắt hoặc như một người đàn ông với một cái đầu chim cắt. Ông cũng là vị thần của chiến tranh chính nghĩa, bầu trời, và sự bảo vệ. Ông là con trai của Isis và Osiris, Horus cũng là người thừa kế Osiris và là đối thủ của Seth- kẻ đã giết cha mình. “Con mắt của Horus” là một biểu tượng của Ai Cập cổ đại, đại diện cho sự bảo vệ quyền lực hoàng gia từ các vị thần.

Tiếp tục đọc “Horus the Younger – Người kế thừa ngai vàng của Osiris”

Anubis – Vị thần cai quản cõi âm

Anubis là vị thần đáng sợ phụ trách việc ướp xác hay canh giữ người chết. Người ta thường thể hiện ông dưới hình dạng một con chó săn màu đen hay một người đàn ông với cái đầu của một con chó săn hay chó hoang. Anubis cũng góp công trong việc phán xét người chết, cùng với đội quân những người đưa tin của mình, ông được giao nhiệm vụ trừng phạt những kẻ xâm phạm lăng mộ hay xúc phạm những vị thần.

Tiếp tục đọc “Anubis – Vị thần cai quản cõi âm”

Seth – Chúa tể của sự hỗn loạn

Có thể nói, Seth là một vị thần tai tiếng nhất trong năm người con của Geb Nut. Ông cũng là người khơi nguồn cho “drama gia đấu” khi trở thành kẻ thù với chính anh trai và cháu trai mình (Osiris và Horus the younger). Có ý kiến cho rằng những hành động có phần thiếu suy nghĩ của ông tuy bản chất không hề tốt nhưng những kết quả sau đó lại ngược lại, đơn cử như việc Osiris trở thành vua của Cõi âm. Không những vậy, sức mạnh hung bạo của Seth cũng đóng vai trò rất lớn trong việc giúp con thuyền mặt trời chống lại quái vật hỗn mang.

Tiếp tục đọc “Seth – Chúa tể của sự hỗn loạn”

Khonsu – Thần mặt trăng

Khosu là vị thần cai quản Mặt trăng trong giai đoạn Ai Cập cổ đại, bạn đồng hành của thần trí tuệ Thoth. Khác với “ông bạn” của mình, vào những buổi đầu của Ai Cập cổ, Khonsu được miêu tả là một vị thần khát máu, kẻ chỉ giúp đỡ pharaoh bắt giữ và tiêu diệt những vị thần khác để hấp thụ sức mạnh của họ. Dần dần về sau, đến giai đoạn Tân Vương Quốc Ai Cập (khoảng từ 1550 – 1069 TCN), Khonsu giờ đây được miêu tả như một vị thần hiền từ, con của Amun Mut (vốn Amunet mới là thần được ghép cặp với Amun nhưng ở thành Thebes họ thay thế Amunet bằng Mut). Có lúc Khonsu lại là con của Sobek Hathor, có lúc lại là con của Osiris (tóm lại là theo vùng, nhưng không nổi bằng).

Tiếp tục đọc “Khonsu – Thần mặt trăng”

Thoth – Vị thần trí tuệ

Trong câu chuyện kể về việc Tefnut bỏ sang Nubia, mình đã từng nhắc đến việc Ra sai Shu và Thoth đi đưa con gái mình về, tại sao lại phải nhờ vả thêm Thoth trong khi đã có chồng của Tefnut đi tìm? Bởi vì trong thần thoại Ai Cập Thoth là thần trí tuệ, người được coi là thông minh nhất trong các vị thần.

Tiếp tục đọc “Thoth – Vị thần trí tuệ”

Shu và Tefnu – Cặp vợ chồng đầu tiên trong bộ chín vị thần vĩ đại

Shu Tefnut là cặp vợ chồng thần linh đầu tiên trong “bộ chín vị thần vĩ đại của Heliopolis” – hay còn biết đến như là đại gia đình của thần Ra. Được coi là cặp phu thê đầu tiên, vậy từ đâu mà sinh ra Shu và Tefnut? Đúng vậy, tất nhiên là từ Ra mà ra. Người ta kể rằng, trong một lần hắt xì hơi mà vị thần Mặt trời tối cao sinh phun ra Shu và Tefnut. Có một phiên bản khác còn đưa ra lí do nguồn gốc của hai anh em sinh đôi này là từ… tinh dịch của Ra.

Tiếp tục đọc “Shu và Tefnu – Cặp vợ chồng đầu tiên trong bộ chín vị thần vĩ đại”

Ra – Thần mặt trời

Vào Vương triều thứ 5 ( từ 2465 TCN – 2323 TCN), vị thần được coi là tối cao trên toàn cõi Ai Cập là Ra – thần Mặt trời. Ngoài việc người thành Hermopolis cho rằng Ra được sinh ra từ Nun – vùng nước Khởi nguyên, thì người Ai Cập còn nghĩ ông tự sinh ra, tự “sáng tạo” nên chính bản thân mình. Bởi vậy nên các nhà sử học suy đoán “Re” nếu không phải là “Mặt trời” thì cũng phải mang nghĩa là “Sáng tạo” hay tương tự vậy.

Tiếp tục đọc “Ra – Thần mặt trời”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia