Herakles và Hera: Nỗi oan của Disney

Trong bài đăng dạo trước, mình có đưa ra câu hỏi “Liệu Disney có dối trá khi để Herakles trở thành con đẻ của Hera hay không?”. Câu trả lời là KHÔNG. Dù Disney thích chém gió, biến tấu các câu chuyện cho phù hợp với đối tượng khán giả của họ, nhưng riêng vụ này thì họ chém gió có căn cứ hẳn hoi. Ngoài ra, bài đăng này cũng sẽ cung cấp cho các bạn một vài ý kiến phân tích khá thú vị về mối quan hệ giữa Herakles và Hera theo quan điểm của giáo sư Gregory Nagy – một học giả nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Hy Lạp cổ.

Tiếp tục đọc “Herakles và Hera: Nỗi oan của Disney”

Okeanos và Thetis – Những vị thần cai quản đại dương

Okeanos (Oceanus) là Titan nguyên thủy cai quản con sông thiêng chảy quanh trái đất – sông Okeanos, trước tất thảy những con sông trong sạch, suối, giếng và mưa – mây. Ông cũng là vị thần cai quản các thiên thể mọc lên và lặn xuống trên các vùng nước của mình. Okeanos là Titan duy nhất đứng ngoài cuộc chiến với các vị thần Olympia. Còn trước đó, ông cũng từ chối tham gia vào vụ lật đổ Ouranos.

Tiếp tục đọc “Okeanos và Thetis – Những vị thần cai quản đại dương”

Krios và Eurybia – Các vị thần cai quản năm, tinh tú và sức mạnh biển cả

Krios (Crius) là một trong số các Titan thế hệ đầu tiên, con trai của Ouranos và Gaia. Krios cũng là một trong số những Titan đã tham gia vào cuộc lật đổ Ouranos. Vì Krios đứng ở góc phía nam khi giữ chặt cha mình nên ông đại diện cho cột chống phía nam của thiên đàng. Vị trí này có liên quan đến cả tên gọi lẫn những mối liên kết gia đình của Krios: – ông còn có tên gọi ‘Ram’, chòm sao Bạch Dương – chòm sao mọc lên vào mùa xuân ở phương nam đánh dấu thời điểm bắt đầu năm mới theo lịch của người Hy Lạp; con trai cả của Krios là Astraios (Astraeus), thần cai quản các vì sao; và vợ của ông là nàng Eurybia, con gái biển cả.

Tiếp tục đọc “Krios và Eurybia – Các vị thần cai quản năm, tinh tú và sức mạnh biển cả”

Chronus và Ananke

Ngay khi vũ trụ thành hình, những năng lượng xưa đã tích tụ lại và tạo nên những thực thể – cổ thần đầy uy lực của thần giới Hy Lạp cổ đại.

Bằng những ghi chép của những nhà triết học lừng danh, những vị cổ thần cũng vì thế mà khác nhau. Nếu như Ovid hay Hesiodos, Homer,… đều cho rằng Chaos là khởi nguyên, Chaos là cao nhất thì nguồn tư liệu của Socrates lại cho rằng có hàng loạt các cổ thần khác sinh ra cùng lúc với Chaos và đại diện cho từng khía cạnh của vũ trụ.

Tiếp tục đọc “Chronus và Ananke”

Nyx và Erebus – Đêm đen và Bóng tối

Khi vũ trụ sơ khai, chỉ có không gian vô tận và thời gian vô hạn tồn tại. Những nhân cách của các khái niệm dần xuất hiện: Chaos – không gian và Chronos – thời gian, cùng với đó là Ananke – quy luật.

Nhưng thế giới vẫn còn quá trống trải, từ Chaos, những sự sống, thực thể mới được sinh ra.

Từ Chaos, đêm đen – Nyx và bóng tối Erebus song hành, Gaea – mặt đất bao la và Tartarus – vực thẳm không cùng ra đời và cuối cùng, một vị thần mang đôi cánh toả sáng ra đời, liên kết vạn vật bằng những sợi tơ của xúc cảm, ham muốn: Eros.

Tiếp tục đọc “Nyx và Erebus – Đêm đen và Bóng tối”

Gaea – Vị nữ thần đất, Mẹ của Vạn vật

Đất mẹ được sinh ra từ Chaos, là vị nữ thần đầu tiên thực sự tiếp xúc và có ảnh hưởng lên lịch sử và văn hoá của người Hy Lạp cổ. Gaea hay Gaia sinh ra với quyền lực tuyệt đối, mặt đất nghe theo lệnh nữ thần, vạn vật đều là do mẹ Đất một tay tạo nên.

Tiếp tục đọc “Gaea – Vị nữ thần đất, Mẹ của Vạn vật”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia