Tử Cô – Vị thần Nhà Vệ Sinh

Táo Quân (Thần phụ trách bếp núc) hay Thần Giữ Cửa đều là những vị thần không mấy xa lạ với chúng ta, nhưng còn vị Thần phụ trách khu vực nhà vệ sinh thì sao? Thật ra thì trong Thần thoại Trung Hoa, vị Thần gắn liền với Nhà Vệ Sinh không hẳn là có nhiệm vụ trông coi nó…

Tiếp tục đọc “Tử Cô – Vị thần Nhà Vệ Sinh”

Linh Chi trong thần thoại

Trong thần thoại Trung Hoa, Linh Chi được coi là một loại nấm thần tiên có khả năng chữa lành bệnh tật và đem đến cho con người sự bất tử. Tất nhiên ngoài đời thì không có chuyện…bất tử nhưng sự xuất hiện của Linh Chi trong các bài thuốc của Trung Hoa vẫn là vô cùng phổ biến.

Tiếp tục đọc “Linh Chi trong thần thoại”

Nhật Dạ Du Thần

Trong thần thoại Trung Hoa có hai vị thần chuyên đi “tuần tra” cả ngày lẫn đêm, có tên gọi chung là Nhật Dạ Du Thần [日夜游神]. Dễ dàng nhận ra trong hai vị sẽ có một người là Nhật Du Thần (Thần tuần tra ban ngày) và người còn lại là Dạ Du Thần (Thần tuần tra ban đêm). Hai vị thần được cho là bắt nguồn từ Đạo Giáo, đồng thời cũng xuất hiện trong khá nhiều ngôi đền ở Trung Quốc.

Tiếp tục đọc “Nhật Dạ Du Thần”

Tại sao không nên cắt móng tay vào ban đêm

Chắc hẳn trong số chúng ta cũng không ít lần được ông bà hay cha mẹ dặn không được cắt móng tay/móng chân vào ban đêm. Để trả lời cho câu hỏi tại sao thì có lẽ sẽ có kha khá nhiều lí do, nhưng cũng có thể nó bắt nguồn từ câu truyện dân gian Trung Hoa sau đây…

Tiếp tục đọc “Tại sao không nên cắt móng tay vào ban đêm”

Phong Thần Bảng: Na Tra

Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, học trò của Nguyễn Thuỷ Thiên Tôn, được sắp xếp xuống trần phục vụ cho công cuộc định bảng Phong Thần của Khương Tử Nha. Na Tra xuống trần hoá vào bụng của Ân Thị, thành con trai của Lý Tịnh. Khi Na Tra chào đời, Thái Ất cưỡi mây đến nhà thu nhận làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng hai món pháp bảo là Vòng Càn Khôn và Hỗn Thiên Lăng.

Tiếp tục đọc “Phong Thần Bảng: Na Tra”

Văn Khúc Tinh Quân

Chắc hẳn các bạn mình đã từng đọc bộ truyện “Thần đồng đất Việt” hoặc chí ít cũng từng nghe thấy rồi đúng không? Nếu các bạn chưa từng nghe qua thì mình sẽ tóm tắt như sau: bộ truyện xoay quanh nhân vật trạng Tí – vốn là hoá thân của Văn Tinh Quân (Văn Khúc Tinh Quân – Văn Xương Đế Quân) xuống trần để giúp nước Nam bảo vệ bờ cõi. Trong thực tế, đó là hoá thân của những vị trạng nguyên lẫy lừng trong lịch sử dân tộc, để cho chúng ta – những kẻ hậu bối biết được lịch sử hào hùng của nòi giống. Quay lại với Trạng Tí – a.k.a Văn Khúc Tinh Quân, cậu bé vốn là hoá thân của thần, nên theo logic, bố của Tí chính là Tí (khụ… chứ không phải khóc lóc đi tìm bố nhé … khụ… và trong gần 80 tập truyện thì chưa bao giờ Tí khóc đòi bố cả…). Quay lại chủ đề chính, hãy đến với Văn Khúc Tinh Quân của chúng ta nào.

Tiếp tục đọc “Văn Khúc Tinh Quân”

Hoàn đổi chân

Điều gì khiến bạn “trầm cảm” ngay cả khi vừa mới được hồi sinh từ coi chết trở về? Đó là sau khi sống lại, bạn đã không may đánh mất đi một phần cơ thể.

Trong quyển U Minh Lục [幽明 录] từ triều đại Lưu Tống [刘宋] vào khoảng thế kỷ thứ 5 có kể một câu chuyện như sau.

Có một người nọ đột ngột qua đời. Vị thần phụ trách cuộc sống của con người [司 明 神] đã kiểm tra lại sổ sách và phát hiện ra anh chàng này đã chết sớm hơn dự kiến. Vì vậy, Ngọc Hoàng đã cho một số “cấp dưới” đưa anh chàng này trở lại dương gian.

Tiếp tục đọc “Hoàn đổi chân”

Phá kính trùng viên [破镜 重圆]

Hay “Gương vỡ lại lành” – câu thành ngữ xuất hiện nhiều trong văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Trung Hoa nói riêng, chỉ một mối quan hệ thân thiết (thường hiểu ở đây là mối quan hệ hôn nhân, tình yêu đôi lứa), sau biến cố đổ vỡ (có thể là chia xa về mặt khoảng cách, cũng có thể là “đứt lìa” sợi dây liên lạc tình cảm) đến cuối cùng hai phía lại trở về chung sống với nhau hạnh phúc. Nguồn gốc của câu thành ngữ trên có lẽ bắt nguồn từ hai câu chuyện mình sắp kể sau đây.

Tiếp tục đọc “Phá kính trùng viên [破镜 重圆]”

Thận [蜃]

Thận ở đây không phải là tên một cơ quan trong cơ thể con người mà để chỉ tên một loài hải quái trong Thần thoại Trung Hoa. Trong “Sử ký Tư Mã Thiên” có miêu tả rằng: “Thận là con ngao khổng lồ biến thành”, bên cạnh đó cũng có thuyết nói nó có thể biến hình thành một con Thủy long, biết ẩn hiện trong màn sương phía xa nơi biển rộng.

Tiếp tục đọc “Thận [蜃]”

Đường Huyền Trang [玄奘]

Là một vị ca tăng có thật trong lịch sử Trung Hoa, ông là một trong số những cao tăng lẫy lừng và được nhiều nơi trên khắp châu Á bái phục tại thời đại của mình. Bằng chứng là hàng trăm kinh điển Phật pháp được ông dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, hay gần gũi hơn là tác phẩm Tây Du Ký (phỏng theo hành trình của Huyền Trang qua Ấn Độ lấy kinh) do Ngô Thừa Ân chắp bút vẫn vô cùng phổ biến đến tận bây giờ. Vì chúng ta là T3 nên ở đây sẽ chỉ nhắc đến nhân vật này qua bộ tiểu thuyết kia 

Tiếp tục đọc “Đường Huyền Trang [玄奘]”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia