Tứ đại mỹ nhân – Tây Thi [西施]

Trong lịch sử Trung Hoa, có bốn người phụ nữ được cho là biểu tượng của sắc đẹp muôn đời: Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu ThuyềnDương Quý Phi. Dù “Tứ đại mỹ nhân” qua từng thời kỳ có thể đôi chút thay đổi, nhưng tựu lại bốn người bên trên đều được coi là hợp lý nhất do sức ảnh hưởng của họ tới các vị đế vương đương thời.

Có một câu thành ngữ dùng để miêu tả họ như thế này :“沉鱼落雁闭月羞花”, dịch ra là “Trầm ngư Lạc nhạn Bế nguyệt Tu hoa”, vẻ đẹp mà phải khiến Cá lặn, Chim sa, Trăng nhường, Hoa thẹn.

Tiếp tục đọc “Tứ đại mỹ nhân – Tây Thi [西施]”

Con sói ở Trung Sơn

Câu truyện về Con sói ở Trung Sơn còn có tên khác là “Dongguo (Đông Quách) và con sói”. Là mẩu truyện dân gian nổi tiếng ở Trung Hoa, thậm chí đã xuất hiện trong chương trình học của học sinh tiểu học nơi đây, câu truyện về con sói và vị học sĩ lưu truyền từ năm 1544 trong cuốn 海說古今 (Hải thuyết kim cổ – mình tạm dịch ra là thế ==”) cho đến nay dường như không có nhiều thay đổi.

Tiếp tục đọc “Con sói ở Trung Sơn”

Tứ Hải Long Vương [四海龍王]

Long Tộc được biết đến trong truyền thuyết là những vị thần đầu rồng, mình người cai quản vùng biển khơi sông ngòi, rộng lớn hơn là bốn vùng biển ở bốn phương Trung Quốc. Mỗi vùng biển Trung Hoa được cai quản bởi một Long Vương, mỗi Long Vương có riêng cho mình một cung điện được gọi là Long Cung:

Tiếp tục đọc “Tứ Hải Long Vương [四海龍王]”

Đào Ngột

Đào Ngột, thành viên cuối cùng của nhóm Tứ đại Hung thú. Trong Tây Hoang Kinh – Sơn Hải Kinh có đoạn trích:” Tây Hoang có giống thú dáng to như hổ, lông dài hai thước, chân hùm mặt người, đuôi dài một trượng tám thước, nhiễu loạn Tây hoang, tên là Đào Ngột…“. Có nơi nói rằng Đào Ngột vốn là con trai của Bắc phương thiên đế Chuyên Húc, khi còn sống thì ngạo mạn, hung tàn, thường xuyên gây họa, làm loạn dân chúng,… chết đi bị đày ải, hóa kiếp làm hung thú Đào Ngột.

Tiếp tục đọc “Đào Ngột”

Cùng Kì

Cùng Kì cũng là một trong Tứ Đại Hung Thú nổi tiếng trong thần thoại Trung Hoa. Xuất hiện nhiều trong những câu truyện dân gian cũng như những truyền thuyết cổ xưa của người Trung Quốc, dù ở dị bản nào Cùng Kì cũng khiến cho người nghe mường tượng ra một con quái vật đáng sợ, một vị hung thần tàn bạo, một khi đã bị ngắm đến thì không còn cách nào thoát khỏi.

Tiếp tục đọc “Cùng Kì”

Hỗn Độn

Hỗn Độn là cổ đại hung thần trong thần thoại Trung Hoa. Thường được nhắc đến với ngoại hình béo tròn,nhìn qua có dáng giống chó hay gấu nhưng chân lại không có vuốt, trên thân mình có bốn cánh sáu chân , da đỏ như lửa, có mắt mà không mở được, có tai mà không nghe được, có bụng mà không có lục phủ ngũ tạng (tại sao người ta biết trong bụng nó có lục phủ ngũ tạng hay không thì mình chịu).

Tiếp tục đọc “Hỗn Độn”

Ngưu Lang – Chức Nữ

Kể rằng, vào đêm ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch, chàng chăn bò Ngưu Lang và nàng Chức Nữ sẽ đi qua dải Ngân Hà thông qua một cây cầu tạo bởi đàn quạ để tới buổi gặp gỡ chỉ có một lần trong năm. Câu chuyện tình giữa chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ đã được người Trung Quốc kể lại từ rất lâu.

Tiếp tục đọc “Ngưu Lang – Chức Nữ”

Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài

Thất Tịch không chỉ là ngày Ngưu Chúc tương phùng mà còn được coi là ngày lễ tình yêu bên Trung Quốc, bởi vậy nên hôm nay mượn ngày ông Ngâu bà Ngâu mình sẽ viết về một câu chuyện tình khác, đồng thời cũng là một trong Tứ đại dân gian truyền thuyết của Trung Hoa, đó là Chuyện về Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài.

Tiếp tục đọc “Lương Sơn Bá – Trúc Anh Đài”

Bạch Hổ [白虎]

Bạch Hổ là Thần Thú thứ hai được nhắc đến trong Tứ Tượng sau Thanh Long. Trong các truyền thuyết cổ xưa, Hổ luôn là một loài vật dũng mãnh và uy nghi, thường xuyên xuất hiện bên cạnh Rồng để hàng phục yêu ma, quỷ quái. Bạch 白 là chỉ màu trắng của ánh sáng ánh kim, Hổ 虎 thì tất nhiên là Hổ rồi, Bạch Hổ là con Hổ màu trắng. Màu trắng là màu đại diện cho Hành Kim trong phong thủy. Ngoài ra Bạch Hổ còn đại diện cho mùa Thu, cho sự thiện chiến, oai hùng ngoài chiến trường.

Tiếp tục đọc “Bạch Hổ [白虎]”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia