Tam Ranh Thần Tướng

Đời Hùng Thuận Vương (không rõ là vua nào, vì tên hiệu các vua Hùng không có), nhà vua cũng đã tính đường truyền ngôi, ngặt nỗi, chẳng có lấy một mụn con trai. Chán chường, nhà vua lên đường chu du một chuyến. Một lần nọ, khi nhà vua đi về miền biển, đến trang Đồng Mông huyện Bình Chương (nay thuộc xã Quang Trung huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) thấy người con gái họ Bằng xinh đẹp hiền thục, vua lấy làm ưng thuận liền lập làm vương phi. Hai người sống mặn nồng với nhau suốt 13 năm trời nhưng cũng chẳng có một thái tử nối dõi. Nhà vua và vương phi bèn lập đàn cầu xin thượng đế, cảm động đến thiên đình.

Tiếp tục đọc “Tam Ranh Thần Tướng”

Thành Hoàng Làng

Hình ảnh giếng nước, gốc đa và sân đình đã luôn luôn gắn với phong cảnh làng quê Việt Nam. Nếu như giếng nước và gốc đa là những tạo vật mang tính văn hoá, tinh thần, thì đình làng chính là nơi thờ tự người bảo hộ cho vùng đất.

Tiếp tục đọc “Thành Hoàng Làng”

Tứ Bất Tử: Sơn Tinh

Vương họ Nguyễn, huý là Tuấn, sinh ra ở vùng Lăng Xương, bên bờ sông Đà. Có người nói vương là linh khí hoá thành, hoặc là một trong số 50 người con theo Âu Cơ lên núi, nhưng thần tích kể rằng ngài là con của Nguyễn Cao Hạnh và cụ bà Đinh Thị Điên (tôi thề đây là tên thật 🙁 ). Ra đời khi mẹ đang tắm ở ao mà vô tình gặp phải rồng xà xuống, mang thai 14 tháng thì hạ sinh vương ở tảng đá Thạch Bàn thuộc La Phù, Vĩnh Phú (tỉnh cũ của mình, giờ là Vĩnh Phúc và Phú Thọ) ngày nay.

Tiếp tục đọc “Tứ Bất Tử: Sơn Tinh”

Tứ Bất Tử: Thánh Gióng

Tứ Bất Tử vốn là danh xưng cao quý nhất mà dân gian đã ưu ái đặt cho bốn vị thánh bảo hộ cho con Lạc cháu Hồng từ thuở xa xưa… Những vị ấy tên tuổi còn được lưu truyền đến tận ngày nay như Sơn Tinh Tản Viên, vị anh hùng lãnh đạo nhân dân trong cuộc chiến long trời lở đất với Chúa Miền Nước Thắm; là vị tổ sư đệ nhất của hành “bách nghệ danh sư”, là Chử Đồng Tử, người tượng trưng cho lòng hiếu thảo, đức hạnh của nhân sinh; là Tiên Chúa Liễu Hạnh, người đã ghi dấu chân của mình khắp miền nước Nam … và là Thánh Gióng – vị thánh tượng trưng cho sức mạnh vô địch của lòng yêu nước của sức trẻ và của hào khí Văn Lang.

Tiếp tục đọc “Tứ Bất Tử: Thánh Gióng”

Táo Quân – Thần bếp của người Việt

Vị thần bếp gọi là Táo Quân, đôi khi gọi là ông Táo là một vị thần gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của mọi người, coi sóc bếp lửa của gia đình, báo cáo những việc làm trong một năm của gia chủ với thiên đình.

Khác với tích Táo Quân của Trung Quốc, chúng ta có riêng một sự tích về táo Quân, về tín ngưỡng và là nguồn gốc của câu nói: Táo Quân hai ông một bà.

Tiếp tục đọc “Táo Quân – Thần bếp của người Việt”

Bắc Quốc trấn yểm: Đức Thánh Tam Giang

Trận tuyến song Như Nguyệt và sự linh ứng của Đức Thánh Tam Giang

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và hoàng tử trưởng Đinh Liễn bị sát hại bởi quan nội hầu Đỗ Thích, triều đình rơi vào một thế hiểm nghèo, tứ trụ vốn là những người trung thành với triều đại cũ, thập đạo tướng quân lại nắm trong tay quá nhiều quyền lực, Đinh Toàn được đưa lên ngôi với hiệu Đinh Phế Đế, tuy nhiên nhà vua quá nhỏ tuổi nên thái hậu và thập đại tướng quân nắm quyền nhiếp chính, một cuộc đổi ngôi diễn ra, Đinh Toàn bị phế xuống làm Vệ Vương, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi… Thắng lợi do sự lãnh đạo tài tình, do sự đoàn kết quân dân… Nhưng trong kì này, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào sự can thiệp từ các vị thần thánh của nước Nam và những mưu đồ của phương Bắc.

Tiếp tục đọc “Bắc Quốc trấn yểm: Đức Thánh Tam Giang”

Bắc Quốc trấn yểm: Mả Táng Hàm Rồng và người khách Tàu

Trong kỳ đầu tiên của phần trấn yểm của người phương Bắc, ta sẽ đến với cột mốc đầu tiên trong lịch sử của series – thời nhà Đinh.

Vào thời điểm hậu Ngô Vương, đất nước ta lúc ấy bị chia thành 12 vùng, mỗi vùng có một sứ quân cát cứ. Họ có đầy đủ binh lực, thành luỹ và dân cư. Tạm hiểu lúc ấy nước ta giống như có 12 nước nhỏ độc lập nằm trong vậy, Điều này vô hình chung là điều kiện vô cùng, vô cùng thuận lợi cho ý đồ của giặc phương Bắc nói chung và những thầy phù thuỷ – địa lý của chúng nói riêng.

Tiếp tục đọc “Bắc Quốc trấn yểm: Mả Táng Hàm Rồng và người khách Tàu”

Đồng Cổ Thượng Đẳng Thần

Quay ngược về ngày xưa, khi Thần Trụ Trời đắp đất nâng trời, thế gian mới chỉ có núi, sông và biển. Ngày ấy, Thần sau khi xong công việc đã trở về lại cõi Trời, linh khí của thần còn thấm lại với thế gian. Những ngọn núi cao ngày ấy, những cây cổ thụ từ thuở đó còn thấm nhuần chất “thần”. Thời gian trôi, Kinh Dương Vương lập ra nước Xích Quỷ, Lạc Long Quân được truyền ngôi, cùng Âu Cơ sinh ra thuỷ tổ của người Việt thì những linh khí ấy cũng dần thành hình.

Tiếp tục đọc “Đồng Cổ Thượng Đẳng Thần”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia