Lạc Long Quân

Lạc Long Quân Âu Cơ là hai vị thần trong tín ngưỡng dân gian. Cả hai người được suy tôn làm thuỷ tổ của dân tộc Việt Nam. Theo một số nhà nghiên cứu gần đây thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là những nhân vật có thật, lấy hình tượng từ những tù trưởng đầu tiên của các bộ lạc Bách Việt. Tuy nhiên, hãy quay về huyền thoại để thấy những vị thần của chúng ta có quyền năng, sức mạnh gì.

Tiếp tục đọc “Lạc Long Quân”

Lạc Long Quân diệt Xương Cuồng

Còn nhớ xưa kia khi thần Trụ Trời đắp núi, xây bể, tinh khí của thần được vạn vật hấp thụ. Những tạo vật có khả năng lĩnh hội cao, tư chất lớn thì thành các thần núi, thần song, thần sấm,… còn các tạo vật cổ quái, tâm không hướng thiện thì thành giống yêu ma như Hồ yêu, Ngư tinh và Xương Cuồng.

Tiếp tục đọc “Lạc Long Quân diệt Xương Cuồng”

Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh

Xưa kia ở vùng biển Nam Hải (Biển Đông hiện nay, Nam Hải là cách phương Bắc gọi vùng biển chủ quyền của Đại Việt ngày xưa) có loài thuồng luồng ba ba luôn ngày ngày rình rập, làm lật thuyền hoặc bắt ngư dân ăn thịt. Thuồng luồng tương truyền có họ hàng với thần Long, nhưng giống ấy mu muội lại thèm thịt sống nên tuy luyện bấy lâu mà chẳng thể đắc đạo. Tuy vậy, những con thuồng luồng hướng thiện một lòng tu luyện cũng có thể hoá thành Giao Long, gần gũi với Long tộc hơn, có thể hô mưa gọi gió lại điều khiển được lũ lụt, cuồng phong, loài Giao Long còn có lốt người, lâu lâu có thể lên mặt đất mà sống cùng người bình thường.

Tiếp tục đọc “Lạc Long Quân diệt Ngư Tinh”

Lạc Long Quân diệt Hồ Tinh

Xưa kia ở La Thành, vốn là nơi tụ khí từ thủa hoang sơ, lại được hai vị thần linh dị cao phù trợ vì lẽ ấy, mảnh đất này cũng có nhiều những linh thể khác. Ngày ấy, khi Lý Thái Tổ dời đô về nơi đây, có rồng bay xuống, vượng khí của mảnh đất mạnh lên, kéo theo 1 số tinh tu luyện lâu ngày cũng được hưởng thụ ké.

Tiếp tục đọc “Lạc Long Quân diệt Hồ Tinh”

Hổ Trành

Như các bạn đã xem trên các bộ phim và các diễn đàn truyện ma quỷ này nọ, Việt Nam không thiếu ma mà thậm chí rất nhiều, nhiều đến mức chưa một nhà nghiên cứu hay một giáo sư nào công bố “Bách khoa toàn thư về ma ở Việt Nam” cả.

Hoà chung với không khí của ngày hội Ma, mình xin góp vui một câu chuyện về một loại ma mà có lẽ đến giờ có khi cũng còn khá hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên ở Việt Nam =)))

Tiếp tục đọc “Hổ Trành”

Thánh mẫu Liễu Hạnh

Thánh mẫu Liễu Hạnh là một trong 4 vị tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian. Mẫu Liễu Hạnh cũng là một trong những vị thần hay hiển linh cứu giúp nhân dân nhất. Truyền thuyết về bà được lưu truyền từ thời Hậu Lê, tương đối gần so với thời điểm hiện nay, bà cũng là một trong những vị thần được thờ cúng nhiều nhất ở nước ta.

Tiếp tục đọc “Thánh mẫu Liễu Hạnh”

Chuột Tinh

Truyện được trích trong “Thánh Tông Di Thảo” tức “Bản thảo được chép lại của Thánh Tông Hoàng Đế”. Bản viết tuy được viết bằng chữ Hán nhưng lại kể những truyện ở Việt Nam ĐƯỢC CHO là của vua Lê Thánh Tông. Truyện sau đã được mình tóm tắt lại vài đoạn dài dòng vốn chỉ đề thơ.

Có một anh con trai nọ vào năm 20 tuổi được cha mẹ cưới cho một cô vợ. Vợ chàng là người có nhan sắc, bởi vậy hết mực được chồng yêu. Nửa năm trôi qua, người cha có lời bảo anh rằng:

Tiếp tục đọc “Chuột Tinh”

Thượng Đẳng Thiên Vương

Truyền thuyết – Thần thoại, đều là những câu chuyện mang màu sắc huyền ảo với những con người phi thường, với những chiến công hiển hách. Truyền thuyết Việt Nam cũng thế, nhưng đặc biệt hơn, những vị thánh, thần, anh hùng hào kiệt của chúng ta đã từng dạo chân trên mảnh đất này trước chúng ta từ rất rất lâu rồi …

Tiếp tục đọc “Thượng Đẳng Thiên Vương”

Thần Độc Cước

Cao Sơn Độc Cước là một vị thần có gốc ở vùng Sầm Sơn, Thanh Hoá. Xưa kia, vùng biển Sầm Sơn là một vùng trù phú, thời tiết ôn hoà, sản vật phong phú, cuộc sống nhân dân ấm no hạnh phúc. Ngày ngày, đàn ông ra biển đánh cá, phụ nữ, trẻ con và người già ở lại làng vá lưới, buôn bán. Một ngày nọ, bỗng từ ngoài biển xuất hiện một đám dạ xoa, tóc đỏ da xanh, nom rất kinh sợ. Chúng cướp phá mọi thứ, đánh giết người già và trẻ em, bắt cóc những người phụ nữ. Da dẻ chúng rắn như sắt, giáo mác, gậy gộc đều không thể đả thương chúng, chúng lạ biết phép lạ, thổi lửa làm cho làng mạc, nhà cửa cháy rụi. Cuộc sống của nhân dân ngày một lầm than, cực khổ, từ một vùng trù phú đã thành nơi khó khan, điêu tàn.

Tiếp tục đọc “Thần Độc Cước”

Tô Lịch Giang thần

Sông Tô Lịch là một con sông lớn, đã có ở trấn Thăng Long từ rất xa xưa. Sông bao quanh thành Thăng Long, cùng với sông Kim Ngưu, sông Sét và sông Lừ tạo thành tứ giác nước bao quanh kinh thành. Sông Tô Lịch mang ý nghĩa tâm linh vô cùng lớn với người dân trấn Thăng Long. Linh khí của sông là Tô Lịch Giang Thần, một vị thần có phẩm trật cao, liệt vào hạng thượng đẳng phúc thần. Cùng với Long Đỗ đại vương, Tô Lịch Giang Thần là một trong hai vị Thành Hoàng của Thăng Long, trấn giữ vùng đất này suốt triều dài của lịch sử chốn kinh đô.

Tiếp tục đọc “Tô Lịch Giang thần”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia