Hồ Dozmary và thanh gươm bị ném xuống nước của Vua Arthur

Dozmary là một cái hồ nhỏ nằm ở Bodmin Moor, Cornwall, Anh, liên quan tới một truyền thuyết về quỷ. Người ta kể rằng, Quỷ Vương đã trừng phạt Jan Tregeagle bằng cách bắt hắn tát nước ra khỏi hồ Dozmary bằng vỏ sò, một nhiệm vụ mà hắn không thể hoàn thành. Những cách trừng phạt khác của Quỷ Vương cũng đều bất khả thi.

Tiếp tục đọc “Hồ Dozmary và thanh gươm bị ném xuống nước của Vua Arthur”

Druj – Giống quỷ nữ xấu xí trong Hỏa Giáo Ba Tư

Trong truyền thuyết Hỏa Giáo và Ba Tư, quỷ druj là một loài quỷ nữ gian xảo, còn là phù thủy, quái vật, quái thú, những linh hồn lừa gạt và thuộc về địa ngục. Quỷ druj còn được phân loại ra thành nhiều nhóm:

Tiếp tục đọc “Druj – Giống quỷ nữ xấu xí trong Hỏa Giáo Ba Tư”

Quỷ dữ trong chiếc hộp – Dybbuk

Trong thần thoại Do Thái, một con quỷ hay ác linh có thể chiếm đọat cơ thể con người, nói chuyện thông qua miệng họ và khiến họ đau đớn, khổ sở, tới mức một nhân cách khác được sinh ra. Thuật ngữ “dybbuk” (hay “dibbuk“) xuất hiện ở thế kỷ 17, bắt nguồn từ tiếng Đức và tiếng Do Thái Ba Lan. Nó viết tắt cho hai vế: “dibbuk me-ru’ah” (chia rẽ linh hồn) và “dibbuk min ha-hizonim” (mặt tối của con người). Trước thế kỷ 17, Dybbuk là một trong nhiều thực thể ma quỷ được gọi là “ibbur”.

Tiếp tục đọc “Quỷ dữ trong chiếc hộp – Dybbuk”

Lamastu

Lamastu là một vị nữ thần của người Babylon và Assyrian, thường gây những chuyện tàn ác vì lợi ích của riêng mình. Lamastu có thể được dịch là “quỷ nữ”. Ả có ngoại hình vô cùng xấu xí, với cái đầu của một con sư tử, răng lừa, cơ thể phủ đầy lông, tay dính máu, ngón tay và móng tay rất dài, cùng với một đôi chân chim, đôi khi còn có thêm một cặp tai lừa. Ả thường lênh đênh trên một con thuyền ở dòng sông dưới địa phủ.

Tiếp tục đọc “Lamastu”

Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 2

Tại phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về những phiên bản khác nhau cùng các hình ảnh biểu tượng nổi tiếng gắn với Bạch Tuyết. Tại phần này, mình sẽ giới thiệu về hai nhân vật lịch sử được nghi ngờ rằng là hình mẫu đời thật của Bạch Tuyết.

Tiếp tục đọc “Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 2”

Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 1

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là một trong số những câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới với hàng trăm phiên bản khác nhau. Phiên bản nối tiếng nhất có lẽ là Snowdrop trong tập Children’s and Household Tales của anh em Grimm. Đồng thời, phiên bản này cũng đã được nhà nghiên cứu văn học dân gian Andrew Lang chỉnh sửa lại và cuối cùng được Walt Disney lựa chọn để chuyển thể thành phim hoạt hình.

Tiếp tục đọc “Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 1”

Chim Benu – Phượng hoàng trong thần thoại Ai Cập

Chim Benu có thể được coi là loài vật tồn tại lâu đời nhất trong thần thoại Ai Cập. Chuyện kể rằng khi gò đất đầu tiên nổi lên từ vùng nước Hỗn Mang, một con chim Benu với vầng hào quang chói lóa cũng xuất hiện tại nơi ấy. Chẳng những thế, tiếng kêu của nó cũng là âm thanh đầu tiên được xuất hiện. Trong một số mô tả xuất hiện vào thời kì đầu, người ta miêu tả chim Benu có dáng vẻ như một con chìa vô vàng, nhưng ở thời kì sau đó, người ta lại cho rằng nó giống như một con chim diệc.

Tiếp tục đọc “Chim Benu – Phượng hoàng trong thần thoại Ai Cập”

Cổ tích Nga: Chuyện nàng Alyonushka

Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng đất nọ có hai chị em. Cô chị tên Alyonushka còn cậu em tên Ivanushka. Sau khi bố mẹ qua đời, Alyonushka quyết định sẽ rời khỏi quê nhà để kiếm kế mưu sinh. Hai chị em băng qua một cánh đồng rộng lớn và đi mải miết không ngừng nghỉ. Họ cứ đi cho tới khi mặt trời đã tỏa chói chang trên đỉnh đầu và cái nóng khiến cả hai mỏi mệt. Và rồi bất chợt họ đi ngang một cái móng bò chứa đầy nước, Ivanushka khát khô cổ thốt lên rằng: “Chị Alyonushka, em khát quá”, cậu nói. “Liệu em có nên uống nước trong cái móng không thưa chị?”

Tiếp tục đọc “Cổ tích Nga: Chuyện nàng Alyonushka”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia