Chim Benu – Phượng hoàng trong thần thoại Ai Cập

Chim Benu có thể được coi là loài vật tồn tại lâu đời nhất trong thần thoại Ai Cập. Chuyện kể rằng khi gò đất đầu tiên nổi lên từ vùng nước Hỗn Mang, một con chim Benu với vầng hào quang chói lóa cũng xuất hiện tại nơi ấy. Chẳng những thế, tiếng kêu của nó cũng là âm thanh đầu tiên được xuất hiện. Trong một số mô tả xuất hiện vào thời kì đầu, người ta miêu tả chim Benu có dáng vẻ như một con chìa vô vàng, nhưng ở thời kì sau đó, người ta lại cho rằng nó giống như một con chim diệc.

Tiếp tục đọc “Chim Benu – Phượng hoàng trong thần thoại Ai Cập”

Mèo trong thần thoại Ai Cập

Có thể nói, loài mèo có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với văn hóa Ai Cập cổ đại nói chung và thần thoại Ai Cập nói riêng. Điều này thể hiện qua việc có không ít vị thần mang hình dáng của loài mèo hay các sinh vật thuộc họ nhà mèo (sư tử, báo,…). Phần lớn các vị thần này đều mang dáng vẻ có phần hung dữ và tàn bạo. Đặc điểm này có thể được lí giải bởi sự yêu thích mà người Ai Cập dành cho đặc tính săn mồi của loài mèo. Hơn nữa, chúng cũng là thiên địch của không ít các loài vật gây hại như chuột hay rắn.

Tiếp tục đọc “Mèo trong thần thoại Ai Cập”

Con mắt của Ra – Khi con mắt cũng biết ghen

Có một sự thật khá thú vị, đó chính là việc từ “con mắt” (irt) trong tiếng Ai Cập cổ mang giống cái, có lẽ bởi vậy mà con mắt của các vị thần lại có hiện thân là những nữ thần. Trong mỗi trường hợp khác nhau, con mắt của đấng sáng thế lại được xuất hiện dưới những dạng vật thể thần kì khác nhau, đơn cử như đĩa mặt trời, mặt trăng tròn hay Sopdet (Sao Thiên Lang). Những con mắt thần thánh này có thể được mô tả là nửa người nửa chim ưng và được biết tới với tên gọi “con mắt wedjat”.

Tiếp tục đọc “Con mắt của Ra – Khi con mắt cũng biết ghen”

Bastet – Người bảo vệ thần Mặt Trời

Nữ thần Basket xuất hiện dưới hình dáng một người phụ nữ với chiếc đầu mèo. Bà được coi là người đã sinh ra các vị vua và tiêu diệt những kẻ thù của họ. Bên cạnh đó, Bastet cũng vừa là con gái, vừa là vợ của Atum-Ra. Với tên gọi “Con Mắt của Ra”, bà là hiện thân của con mắt mặt trời độc nhất. Trung tâm thờ cúng bà nằm tại Bubastis, phía Đông vùng châu thổ sông Nile.

Tiếp tục đọc “Bastet – Người bảo vệ thần Mặt Trời”

Dòng thời gian trong thần thoại Ai Cập: Sự xuất hiện của Đấng sáng tạo

Ở giai đoạn này, Đấng sáng tạo bắt đầu có nhận thức và dần cảm thấy cô đơn. Ngài xuất hiện dưới hình dạng của thần mặt trời và có thể được sinh ra bởi một con bò, xuất hiện trong một bông sen, nở ra từ một quả chứng hay hạ phàm dưới hình dạng một con chim trên vùng đất đầu tiên hình thành. Ánh sáng (hay trong một số trường hợp khác là âm thanh) là thứ bắt đầu quá trình sáng tạo.

Tiếp tục đọc “Dòng thời gian trong thần thoại Ai Cập: Sự xuất hiện của Đấng sáng tạo”

Dòng thời gian trong thần thoại Ai Cập: Hỗn mang

Theo quan niệm của người Ai Cập, thời gian không trôi qua một cách giống nhau với tất cả các giống loài hay sinh vật trong vũ trụ. Ví dụ như đối với người chết, một giờ dưới sự xuất hiện của thần mặt trời tương đương với một đời người tại Ai Cập. Thời gian cũng không chỉ được người Ai Cập nhìn nhận theo hướng tuyến tính mà còn được nhìn nhận theo hướng các vòng lặp. Người Ai Cập sống theo thời gian tuyến tính, bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai, giống như các điểm lần lượt trên một trục thẳng. Tuy nhiên, khi bắt đầu một triều đại trị vì của một vị vua mới, hệ thống tính thời gian cũng được bắt đầu lại từ đầu bởi người Ai Cập cũng cho rằng thời gian cũng là những vòng lặp.

Tiếp tục đọc “Dòng thời gian trong thần thoại Ai Cập: Hỗn mang”

Nepthys – Nữ thần của sa mạc, cái chết và tang lễ

Nepthys là người con út trong số những người con của nữ Nut và phải miễn cưỡng trở thành vợ của Seth – người anh trai của mình. Trong thần thoại Ai Cập, bà thường được xuất hiện như một người đồng hành tận tâm của chị gái mình, Isis, nhưng người ta vẫn thường biết tới bà như nữ thần bảo hộ cho việc mai táng. Nepthys thường xuất hiện dưới hình dạng người phụ nữ đội chiếc mũ với những ký tự trong tên của bà (Người đàn bà trong nhà).

Tiếp tục đọc “Nepthys – Nữ thần của sa mạc, cái chết và tang lễ”

Isis – Người mẹ của các vị vua Ai Cập

Isis là nữ thần thuộc thế hệ thứ tư của bộ chín vĩ đại của Heliopolis: những người con của Geb Nut. Bà thường được biết tới với vai trò là người mẹ bảo bọc của Horus và người vợ thuỷ chung của Osiris. Isis thường được khắc hoạ dưới hình dáng của một người phụ nữ đội trên đầu mình biểu tượng của ngai vàng. Với vai trò “Nữ thần Ngai vàng”, bà được coi là mẹ của các vị vua Ai Cập. Tình mẫu tử của bà cũng dành cho tất cả nhân loại, có lẽ cũng vì thế mà Isis được tôn thờ một cách rộng rãi hơn bất kì vị thần Ai Cập nào.

Tiếp tục đọc “Isis – Người mẹ của các vị vua Ai Cập”

Osiris – Thần cai quản cõi âm

Osiris là con trai cả của Geb Nut. Cùng với vợ và đồng thời là em gái mình, Isis, ông đã cai trị Ai Cập cổ đại cho đến khi bị Seth, em trai ông, nổi loạn và lật đổ. Sau cái chết của ông, các vị thần đều cho rằng Osiris cần được tái sinh để trở thành vua và cũng là người phán xử của Cõi Âm, trong khi con trai ông, Horus trở thành vua của trần thế.

Tiếp tục đọc “Osiris – Thần cai quản cõi âm”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia