Phiên bản Andersen về Nàng Tiên Cá

Nàng tiên cá” là một câu chuyện quen thuộc đối với chúng ta. Bản thường thấy nhất là của Disney, khá thơ mộng: một cô gái đáng yêu với mái tóc hoe đỏ và sự tò mò đến mức ám ảnh đối với thế giới loài người, đánh đổi giọng hát để có được đôi chân, có được tình yêu của hoàng tử sau nhiều biến cố, sau đó họ lấy nhau và hạnh phúc, mọi thứ đều ổn. Tuy nhiên thì bản gốc của Nàng tiên cá, được viết bởi tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen, sẽ không phải là câu chuyện mà bạn muốn kể cho mấy đứa nhỏ đâu bởi vì nó cũng tương đối đáng sợ đấy.

Tiếp tục đọc “Phiên bản Andersen về Nàng Tiên Cá”

Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 2

Tại phần 1, chúng ta đã tìm hiểu về những phiên bản khác nhau cùng các hình ảnh biểu tượng nổi tiếng gắn với Bạch Tuyết. Tại phần này, mình sẽ giới thiệu về hai nhân vật lịch sử được nghi ngờ rằng là hình mẫu đời thật của Bạch Tuyết.

Tiếp tục đọc “Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 2”

Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 1

Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn là một trong số những câu chuyện cổ tích nổi tiếng thế giới với hàng trăm phiên bản khác nhau. Phiên bản nối tiếng nhất có lẽ là Snowdrop trong tập Children’s and Household Tales của anh em Grimm. Đồng thời, phiên bản này cũng đã được nhà nghiên cứu văn học dân gian Andrew Lang chỉnh sửa lại và cuối cùng được Walt Disney lựa chọn để chuyển thể thành phim hoạt hình.

Tiếp tục đọc “Nàng Bạch Tuyết và những điều kỳ quặc – Phần 1”

Người thổi sáo thành Hamelin: Những giả thuyết lịch sử

Rất nhiều thế hệ đã được nghe kể về câu chuyện người thổi sáo ma thuật đã bắt cóc hơn 100 đứa trẻ. Người ta xem đó là câu chuyện răn dạy đạo đức, khuyên trẻ con nên giữ lời và biết ơn kẻ khác. Thế nhưng, có vẻ như đằng sau câu chuyện bí ẩn này còn ẩn giấu nhiều sự kiện lịch sử khá rùng rợn khác nữa.

[Khi nào, Io! Lúc họ đến bên sườn núi,

Một cảnh cổng diệu kỳ mở rộng,

Cứ như thể cái hang đột nhiên bị khoét sâu;

Và người thổi sáo đi trước, lũ trẻ theo sau,

Thế rồi tất cả bước cho đến kẻ cuối cùng,

Cánh cửa trên sườn núi vụt đóng lại.]

Đoạn thơ của Robert Browning trong tác phẩm “The Pied Piper of Hamelin: A Child’s Story” đã tóm tắt lại câu chuyện cổ tích kỳ quái này.

Tiếp tục đọc “Người thổi sáo thành Hamelin: Những giả thuyết lịch sử”

Blog tại WordPress.com.

Up ↑

Tạo trang giống vầy với WordPress.com
Tham gia